Xà phòng hóa hoàn toàn 18,5 gam CH3COOCH3 trong dung dịch KOH 16%, thu được 193,5 gam dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam rắn khan. Giả sử H2O bay hơi không đáng kể. Giá trị m là
A. 30,50. B. 46,5. C. 38,5. D. 42,0.
nCH3COOCH3 = 0,25
mddKOH = 193,5 – 18,5 = 175
—> nKOH = 175.16%/56 = 0,5
—> Chất rắn gồm CH3COOK (0,25) và KOH dư (0,25)
m rắn = 38,5
Chất hữu cơ X dạng mạch hở có dạng ClH3N-R-COOR’ (R, R’ là các gốc hiđrocacbon), phần trăm khối lượng của nitơ trong X là 11,155%. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được a gam ancol Y và m gam hỗn hợp rắn. Chuyển hóa toàn bộ a gam Y thành anđehit, rồi cho vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 25,92 gam Ag. Giá trị m là
A. 11,42. B. 17,36. C. 10,94. D. 12,53.
Đun nóng m gam pentapeptit X mạch hở cần dùng 150 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chứa hai muối của glyxin và valin. Đốt cháy toàn bộ muối cần dùng 0,4725 mol O2, thu được Na2CO3 và hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Giá trị m là
A. 9,93. B. 10,35. C. 9,51. D. 10,77.
Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg và Zn có tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1 vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa ba muối có khối lượng tăng 2,32 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là
A. 9,04. B. 10,17. C. 7,91. D. 6,78.
Hòa tan hết hỗn hợp chứa 7,2 gam Fe(NO3)2, 4,64 gam FeCO3 và 2,97 gam Al trong dung dịch chứa 0,56 mol KHSO4, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Z chứa 83,41 gam muối sunfat trung hòa và m gam hỗn hợp khí T (trong đó có chứa 0,01 mol H2). Giá trị m là
A. 2,70. B. 3,42. C. 2,52. D. 3,22.
Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX và NaY (X và Y là hai nguyên tố halogen ở hai chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 57,34 gam kết tủa. Hai nguyên tố X và Y là
A. F và Cl. B. Cl và Br. C. Br và I. D. Cl và I.
Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng với CuO dư (nung nóng), thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan toàn bộ Y bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 8,96 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm thể tích khí CO trong X là
A. 18,42%. B. 14,28%. C. 57,15%. D. 28,57%.
Hỗn hợp E gồm X là một axit cacboxylic có mạch cacbon không phân nhánh và Y là một ancol hai chức, mạch hở (trong đó số mol X nhỏ hơn số mol Y). Đốt cháy hoàn toàn 3,36 gam hỗn hợp E thu được 5,5 gam CO2 và 2,34 gam H2O. Mặt khác, khi cho cùng lượng E trên phản ứng với Na dư thì thu được 784 ml khí H2 (đktc). Nhận định nào sau đây là đúng?
A. X có tên gọi là axit acrylic.
B. Y chỉ có một đồng phân cấu tạo.
C. X có tên gọi là axit malonic.
D. X cho được phản ứng tráng gương.
Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường: (a) Cho CrO3 vào dung dịch H2SO4 loãng. (b) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. (c) Cho dung dịch H3PO4 dư vài dung dịch Na2HPO4. (d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Na2Cr2O7. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Cho các nhận định sau: (a) Amyl axetat được dùng để pha sơn tổng hợp. (b) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng. (c) Saccarozơ được dùng trong công nghiệp thực phẩm, để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát. (d) Xenlulozơ là nguyên liệu trực tiếp điều chế các loại tơ nhân tạo như tơ visco, tơ axetat. (e) Một số điamin được dùng để tổng hợp pilime. (g) Axit glutamic được dùng làm thuốc hỗ trợ thần kinh. Số nhận định đúng là
A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.
Cho các nhận định sau: (1) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực. (2) Trong công nghiệp dược phẩm, saccacrozơ được dùng để pha chế thuốc. (3) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol. (4) Các ankylamin được dùng trong tổng hợp hữu cơ. (5) Muối mononatri của axit glutaric là thuốc hỗ trợ thần kinh. (6) Một số este có mùi thơm hoa quả được dùng trong công nghiệp thực phẩm và mĩ phẩm. Số nhận định đúng là
A. 5 B. 3 C. 6 D. 4
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến