Trong các thí nghiệm sau:
(a) Cho Fe dư vào dung dịch CuSO4
(b) Cho Cu dư vào dung dịch Fe2(SO4)3
(c) Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3
(d) Cho Fe dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
(a) Fe + CuSO4 —> FeSO4 + Cu
(b) Cu + Fe2(SO4)3 —> FeSO4 + CuSO4
(c) Fe + AgNO3 —> Fe(NO3)2 + Ag
(d) Fe + Fe(NO3)3 —> Fe(NO3)2
Cho các mệnh đề sau: (1) Nước cứng là nguồn nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ (2) Có thể làm mềm nước cứng toàn phần bằng dung dịch Na2CO3 (3) Có thể phân biệt nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu bằng cách đun nóng (4) Có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng dung dịch HCl (5) Có thể dùng NaOH vừa đủ để làm mềm nước cứng tạm thời Số mệnh đề đúng là:
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaI vào dung dịch AgNO3. (2) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2. (3) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. (4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2. (5) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch CrCl3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch HCl đến dư vào CaCO3; (b) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn; (c) Cho Fe(OH)3 vào dung dịch HNO3 đặc nóng. (d) Đun nóng nước cứng tạm thời. Các trường hợp có khí thoát ra sau khi kết thúc thí nghiệm là
A. (a),(b),(d). B. (a),(d). C. (b),(c),(d). D. (a),(b).
Trong các thí nghiệm sau : (a) Nhiệt phân Fe(NO3)2. (b) Cho Al tác dụng với dung dịch NaOH (c) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng. (d) Đốt cháy HgS bằng O2. (e) Cho Mg tác dụng với dung dịch FeCl3 dư. Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3
Cho các phát biểu sau về crom: (a) Cấu hình electron của crom ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d4 4s2. (b) Crom có độ hoạt động hóa học yếu hơn sắt và kẽm. (c) Lưu huỳnh bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. (d) Khi thêm axit vào muối cromat, dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam. (e) Cr(OH)3 tan trong dung dịch kiềm tạo thành hợp chất cromat. Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Al(NO3)3. (b) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Al2(SO4)3. (c) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2. (d) Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch KAlO2. (e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2. Số thí nghiệm thu được kết tủa sau khi phản ứng kết thúc là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Cho hỗn hợp X gồm Fe, Mg
a/ Tính % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp.
b/ Tính C% các chất trong dung dịch Y.
c/ Lượng H2SO4 đặc trên hòa tan vừa hết hỗn hợp Y gồm 3,6 gam FexOy và 9,1 gam (CuO, Al2O3 tỉ lệ mol 1 : 1) thu được khí SO2 (sản phẩm khủ duy nhất). Tìm công thức FexOy
Có các thí nghiệm sau thực hiện ở nhiệt độ thường (a) Nhỏ dung dịch FeCl2 vào lượng dư dung dịch AgNO3. (b) Cho bột Al vào dung dịch NaOH. (c) Nhỏ C2H5OH vào bột CrO3. (d) Cho bột S vào Hg. (e) Để Fe(OH)2 ngoài không khí lâu ngày. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử là
A 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Oxit A có công thức X2O3. Tổng số hạt cơ bản trong phân tử A là 152, trong đó hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 48. Xác định A?
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho kim loại Mg vào dung dịch FeCl2. (2) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4. (3) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. (4) Cho khí H2 đi qua ống sứ đựng bột CuO nung nóng. (5) Cho khí CO đi qua ống sứ đựng bột Al2O3 nung nóng. (6) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 Các thí nghiệm điều chế được kim loại khi kết thúc phản ứng là
A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (3), (4).
C. (2), (5), (6). D. (1), (3), (4), (5).
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến