Cho hỗn hợp X gồm các ancol hai chức có cùng công thức phân tử C4H10O2 và đều tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng. Số chất tối đa thỏa mãn các yêu cầu của X là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Để hòa tan Cu(OH)2 thì ancol phải có 2 nhóm OH gắn vào 2C kề nhau.
CH3-CH2-CHOH-CH2OH
CH3-CHOH-CHOH-CH3
CH3-C(CH3)(OH)-CH2OH
Cho các thí nghiệm sau: (1) Cho etanol tác dụng với Na kim loại. (2) Cho etanol tác dụng với dung dịch HCl bốc khói. (3) Cho glixerol tác dụng với Cu(OH)2. (4) Cho etanol tác dụng với CH3COOH có xúc tác H2SO4 đặc. Có bao nhiêu thí nghiệm trong đó có phản ứng thế H của nhóm OH ancol?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit benzoic, axit ađipic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được a gam muối. Cũng cho m gam hỗn hợp X nói trên tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ thu được b gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m và a, b là
A. 9m = 20a – 11b B. 3m = 22b – 19a.
C. 3m = 11b – 10a. D. 8m = 19a – 11b.
Cho các phát biểu sau: (1) Phenol là chất rắn, có thể tan tốt trong nước ở 70°C. (2) Tính axit của phenol mạnh hơn nước do ảnh hưởng của gốc phenyl lên nhóm –OH. (3) Sục khí CO2 dư vào dung dịch natri phenolat thấy dung dịch vẩn đục. (4) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen là do ảnh hưởng của nhóm –OH tới vòng benzen. (5) C6H5OH và C6H5CH2OH thuộc cùng một dãy đồng đẳng (C6H5– nhóm phenyl). Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
X là ancol, Y là anđehit; đều no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp H gồm X và Y (tỉ lệ mol tương ứng 4 : 3) trong oxi dư, thu được 70,4 gam CO2 và 36,0 gam H2O. Phần trăm khối lượng cacbon có trong phân tử X là
A. 52,2%. B. 60,0%. C. 66,7%. D. 37,5%.
Khử hoàn toàn hợp chất hữu cơ X no, chỉ chứa 1 loại nhóm chức, mạch hở bằng H2 vừa đủ (Ni, t°) thu được ancol Y. Mặt khác, cho X phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được một muối hữu cơ Z có công thức phân tử C2H8N2O4. Tiếp tục cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư thu được axit đa chức T. Trong các phát biểu sau, phát biểu đúng là
A. Đem Z tác dụng với NaOH dư thu được hỗn hợp gồm hai muối.
B. X chỉ thể hiện tính khử trong các phản ứng.
C. Cho 1 mol Y tác dụng hoàn toàn với Na dư thu được 11,2 lít khí H2 ở đktc.
D. Axit T có vị chua của me.
Cho hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy 0,1 mol X với 0,4 mol O2 (dư) thu được 0,615 mol sản phẩm cháy. Hai ancol trong X là
A. C4H9OH và C5H11OH. B. CH3OH và C2H5OH.
C. C3H7OH và C4H9OH. D. C2H5OH và C3H7OH.
Cho 2,48 gam etylen glicol tác dụng với CuO, nung nóng thu được hợp chất hữu cơ X. Cho X tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được tối đa bao nhiêu gam kết tủa?
A. 4,32 gam. B. 8,64 gam.
C. 17,28 gam. D. 12,96 gam.
Cho sơ đồ: CH4 + X → M1; M1 + Y → M2; M2 + Z → CH3COOH. Biết X, Y, Z là các chất vô cơ, mỗi mũi tên chỉ tương ứng với một phương trình phản ứng. Chất M2 trong sơ đồ trên có thể là
A. C2H5OH. B. CH3COONa.
C. CH3CHO. D. CH3OH.
Hợp chất hữu cơ đơn chức X mạch hở có chứa C, H, O và có phân tử khối là 60 đvC. Đốt cháy hoàn toàn X thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1 : 1. Số chất thỏa mãn X là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Oxi hóa không hoàn toàn 4,48 gam một ancol đơn chức X bởi oxi (có xúc tác) thu được 6,4 gam hỗn hợp Y gồm anđehit, axit hữu cơ tương ứng, ancol dư và nước. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư trong NH3, thu được 19,44 gam Ag. Phần 2 tác dụng vừa đủ với Na thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,84. B. 7,52. C. 3,76. D. 1,76.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến