Cho 0,275 mol NH3 và V ml dung dịch H3PO4 1M phản ứng hết với nhau thu được dung dịch X, biết rằng X phản ứng tối đa với 0,3 mol NaOH. Tính khối lượng muối khan trong X
A. 14,7 B. 14,9 C. 14,475 D. 13,235
nNaOH = 0,3 —> nH3PO4 = 0,1
m muối = mNH3 + mH3PO4 = 14,475
Cho các cặp chất sau đều có tỉ lệ mol 1 : 1: (a) Ca và Al2O3; (b) Na và Al; (c) AgNO3 và Fe(NO3)2; (d) Al(OH)3 và NaoH; (e) Na và (NH4)2CO3; (g) Ba và AlCl3. Số cặp chất tan hoàn toàn trong nước dư, chỉ thu được dung dịch trong suốt là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Đun nóng một α-aminoaxit X (no, mạch hở) thu được tripeptit Y. Đốt cháy Y trong O2 vừa đủ, dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 thấy khối lượng bình tăng 6,588 gam và thoát ra 0,4032 lít khí (đktc). X là:
A. Glyxin B. Alanin C. Valin D. Lysin
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Hiđrat hóa hoàn toàn etylen trong môi trường axit, đun nóng. (b) Đun nóng propyl axetat trong dung dịch NaOH loãng. (c) Hiđrat hóa hoàn toàn axetilen có mặt xúc tác HgSO4/H2SO4 ở 800C. (d) Xà phòng hóa triolein trong dung dịch kiềm. (e) Hiđro hóa hoàn toàn axetanđehit với H2 dư (xúc tác Ni, t0). (g) Đun nóng etyl acrylat với dung dịch NaOH loãng. Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp tạo ra ancol etylic là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và este hai chức Y (X, Y đều mạch hở, có cùng số liên kết pi, MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn 8,36 gam E cần dùng vừa đủ 0,43 mol O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 8,36 gam E bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 7,04 gam muối và hỗn hợp F chứa 2 ancol đơn chức (không có metanol). Từ lượng ancol trên có thể điều chế được tối đa 4,42 gam hỗn hợp ete. Phần trăm khối lượng của X trong E là:
A. 61,72% B. 53,18% C. 47,94% D. 64,08%
Cho 26,16 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2 và Mg vào dung dịch chứa 1,22 mol NaHSO4 và x mol HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy thoát ra 3,584 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO, N2O và H2; đồng thời thu được dung dịch Z và 1,68 gam một kim loại không tan. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 12,375. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Z (không có oxi), thu được 38,0 gam kết tủa. Lấy toàn bộ lượng kết tủa này đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 28,0 gam rắn khan. Giá trị của x là:
A. 0,10 B. 0,12 C. 0,09 D. 0,16
Một hỗn hợp M gồm 1 axit đơn chức X và một ancol đơn chức Y (tỉ lệ mol nX : nY = 3 : 2) và 1 este Z tạo nên từ X và Y. Cho M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,4 mol NaOH tạo ra 37,6 gam muối và 13,8 gam ancol. Tên của Z là
A. metyl metacrylat B. etyl propionat
C. metyl acrylat D. etyl acrylat
Cho 3 lít hỗn hợp khí gồm C2H2 và C2H4 có tỉ lệ mol 2 : 1 tác dụng với 3,5 lít H2 (các khí ở đo ở cùng điều kiện) ở nhiệt độ cao, xúc tác Pd. Sau phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp 2 khí. Xác định thể tích các khí trong hỗn hợp sau phản ứng.
Hỗn hợp E gồm 2 peptit mạch hở X và Y có tỉ lệ mol 1:3 (đều được tạo từ hai amino axit no có một nhóm NH2 và một nhóm COOH). Thủy phân hoàn toàn 0,06 mol E bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được hai muối có số mol là 0,195 và 0,075. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 13,08 gam E thì cần vừa đủ 14,112 lít khí O2 đktc, tạo thành sản phầm gồm CO2, N2, H2O. Biết tổng số nguyên tử oxi trong X và Y bằng 12. Khối lượng X có trong 13,08 gam E gần nhất với giá trị nào?
A. 7,5 B. 5,5 C. 6,5 D. 4,5
Hỗn hợp X gồm 2 este Y và Z đều đơn chức và mạch hở (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 5,12 gam X, thu được 5,6 lít CO2 và 3,24 gam nước. Mặt khác đun nóng 5,12 gam X bằng dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp 2 muối có khối lượng 4,1 gam và hỗn hợp 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp 2 ancol này cần 5,096 lít O2. Các khí đo ở đktc. Công thức cấu tạo của Z là
A. Đáp án khác
B. CH≡C-COOCH2-CH=CH2
C. CH3-COO-CH2-C≡CH
D. CH≡C-COOC3H7
Để khử 6,4 gam một oxit kim loại cần 2,688 lít khí H2 (đktc). Nếu lấy lượng kim loại đó tác dụng với dung dịch HCl dư thì giải phóng 1,792 lít khí H2 (đktc). Tìm tên kim loại?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến