Hoà tan hoàn toàn 3,80 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp trong dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại kiềm đó là
A. K và Rb. B. Na và K. C. Li và Na. D. Li và K.
R + HCl —> RCl + 0,5H2
0,2………………………..0,1
—> MR = 3,8/0,2 = 19
—> Li (7) và Na (23)
Hỗn hợp X gồm một peptit Y mạch hở và hai este của a-amino axit. Đun nóng 0,2 mol X cần dùng dung dịch chứa 0,44 mol NaOH, thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và 44,64 gam hỗn hợp T gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 4,84 gam CO2 và 3,42 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn là
A. 10,91%. B. 18,18%. C. 12,21%. D. 13,52%.
Hỗn hợp X gồm 0,15 mol C2H4 và 0,25 mol H2. Dẫn X qua bột niken nung nóng thu được hỗn hợp Y. Cho Y qua dung dịch Brom dư thì thấy khối lượng bình tăng 1,82 gam. Tính hiệu suất phản ứng hidro hóa
Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm Al và Fe (tỉ lệ mol 1 : 1) trong oxi, sau một thời gian thu được (m + 4,32) gam hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào dung dịch chứa 0,9 mol HCl, thu được 0,15 mol khí H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5), đồng thời thu được 137,25 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,94. B. 15,36. C. 11,62. D. 13,28.
Đốt cháy hoàn toàn 0,04 mol P trong oxi dư thu được oxit P. Cho toàn bộ oxit P tác dụng với 100ml dung dịch gồm Ca(OH)2 0,3M và KOH 0,1M. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Trộn 2,24 lít khí H2 và 2,24 lít C2H4 thu được hỗn hợp Y. Cho Y qua bột niken nung nóng thu được hỗn hợp khí X có Dx/y = 0,6. Tính hiệu suất của phản ứng cộng H2
Ở trạng thái cơ bản: – Phân lớp electron ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là np2n+1. – Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố Y là 7. – Số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố Z nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố X là 20 hạt. Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Số oxi hóa cao nhất của X trong hợp chất là +7.
B. Oxit và hiđroxit của Y có tính lưỡng tính.
C. Nguyên tố X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp.
D. Độ âm điện giảm dần theo thứ tự X, Y, Z.
Hỗn hợp X gồm các kim loại Mg, Al, Zn. Lấy m gam hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 6,72 lít khí (ở đktc). Cũng lấy m gam X tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và (m + a) gam muối. Giá trị của V và a lần lượt là
A. 6,72 và 28,8. B. 6,72 và 57,6.
C. 3,36 và 14,4. D. 3,36 và 28,8.
Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: N2 = 83,33%; SO2 = 10,42% còn lại là O2. Thành phần % theo khối lượng của FeS trong X là
A. 12,67%. B. 26,83%. C. 66,52%. D. 9,29%.
Cho 200 ml gồm MgCl2 0,30M; AlCl3 0,45M; HCl 0,55M tác dụng hoàn toàn với V (lít) dung dịch gồm NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M. Tính giá trị của V ứng với lượng kết tủa thu được lớn nhất là
A. 1,250 lít. B. 14,750 lít. C. 12,500 lít. D. 12,500 lít.
Cho kim loại Na dư vào dung dịch ZnCl2. Hiện tượng xảy ra là
A. có khí bay lên.
B. có khí bay lên và có kết tủa keo trắng xuất hiện sau đó tan hoàn toàn.
C. có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan một phần.
D. có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến