Ion X3+ có cấu hình electron là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3. Công thức oxit cao nhất của X là
A. X2O5. B. XO2. C. X2O3. D. XO3.
Ion X3+ có cấu hình electron là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3
—> X có cấu hình: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1
—> X ở nhóm VIB
—> Oxit cao nhất của X là XO3.
Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO3. Trong hợp chất khí của R với hiđro, R chiếm 94,12% về khối lượng. Tên của R là
A. P. B. O. C. S. D. N.
Cho các phát biểu sau:
(1) F là phi kim mạnh nhất.
(2) Bán kính của nguyên tử He nhỏ nhất trong nhóm VIIIA.
(3) Li là kim loại mạnh nhất.
(4) Tính khử của nguyên tử Be yếu nhất trong nhóm IIA.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
X là nguyên tố thuộc nhóm IVA, chu kì 5 của bảng tuần hoàn. Có các phát biểu sau: (1) X có 4 lớp electron và có 20 electron p. (2) X có 5 electron hóa trị và 8 electron s. (3) X có thể tạo được hợp chất bền với oxi có công thức hóa học XO2 và XO3. (4) X có tính kim loại mạnh hơn so với nguyên tố có số thứ tự 33. (5) X ở cùng nhóm với nguyên tố có số thứ tự 14. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Cho 10,8 gam hỗn hợp hai kim loại thuộc nhóm IIA, thuộc hai chu kì liên tiếp, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 7,84 lít khí (đktc). Kim loại có nguyên tử khối nhỏ hơn là
A. Be. B. Mg. C. Ca. D. Sr.
X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng nhóm A, ở hai chu kì liên tiếp. Biết ZX < ZY và Y là nguyên tố thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn. Biết rằng tổng số hạt proton, nơtron, electron trong X và Y là 156, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. X là
A. As. B. P. C. O. D. Ca.
X và Y là hai kim loại thuộc cùng nhóm A. Biết ZX < ZY và ZX + ZY = 32. Kết luận nào sau đây là đúng với X, Y?
A. Bán kính nguyên tử của X lớn hơn Y.
B. X, Y đều có hai electron ở lớp ngoài cùng.
C. Tính kim loại của X mạnh hơn Y.
D. Năng lượng ion hóa của X nhỏ hơn của Y.
Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11, tổng số electron trong Y2– là 50. Biết hai nguyên tố trong Y2– đều thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp. Phân tử khối của A là
A. 96. B. 78. C. 114. D. 132.
Cho các mệnh đề sau: (1) Số hiệu nguyên tử của các nguyên tử trong bảng tuần hoàn cho biết số proton, nơtron trong hạt nhân, số electron trong nguyên tử và số thứ tự của chu kì, nhóm. (2) Tính phi kim của nguyên tố càng mạnh thì độ âm điện càng lớn. (3) Các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều giảm dần của số proton trong hạt nhân. (4) khi nói về sự biến thiên tính chất của các nguyên tố trong cùng chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì tính kim loại tăng dần. Số mệnh đề đúng là
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Hợp chất của X, Y có dạng
A. X2Y. B. XY3. C. X2Y3. D. X3Y2.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến