Nhận biết các lọ mất nhãn chứa HCl, NaOH, CuSO4, Mg(NO3)2.
Dùng phenolphtalein: Chuyển màu hồng là NaOH, còn lại không đổi màu.
Cho dung dịch NaOH vào 3 mẫu còn lại:
+ Kết tủa xanh là CuSO4:
CuSO4 + NaOH —> Cu(OH)2 + Na2SO4
+ Kết tủa trắng là Mg(NO3)2:
Mg(NO3)2 + NaOH —> Mg(OH)2 + NaNO3
+ Trong suốt là HCl:
HCl + NaOH —> NaCl + H2O
Hỗn hợp X gồm 1 số amin no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có cùng số mol, bắt đầu là metylamin trong đó nitơ chiếm 26,938% khối lượng hỗn hợp. Lấy m gam amin có phân tử khối lớn nhất trong X trộn với m gam ancol no đơn chức mạch hở ta được hỗn hợp Y. Đốt hỗn hợp Y cần 25,5696 lít O2 (đktc) thu được 31,548 gam CO2. Phần trăm khối lượng nguyên tố oxi trong Y là:
A. 13,13% B. 9,09% C. 10,1% D. 8,08%
Cho các dung dịch sau: (1) dung dịch C6H5NH2; (2) dung dịch CH3NH2; (3) dung dịch C2H5NH2; (4) dung dịch C6H5ONa; (5) dung dịch Na2CO3; (6) dung dịch NH4Cl. Những dung dịch làm xanh quỳ tím là:
A. (1);(2);(4);(5) B. (2);(3);(4);(6)
C. (2);(4);(5) D. (2);(5)
Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm aminoaxit H2NR(COOH)x và một axit no, mạch hở, đơn chức thu được 0,6 mol CO2 và 0,675 mol nước. Mặt khác 0,2 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là:
A. 0,2 mol B. 0,25 mol C. 0,12 mol D. 0,1 mol
Cho một mẫu kẽm tan hoàn toàn trong dung dịch axit HNO3 rất loãng, sau phản ứng thu được dung dịch A, biết rằng số mol axit ban đầu bằng 1,3 lần số mol axit trong A. Tiếp tục cho một mẩu magie vào dung dịch A, khuấy cho magie tan hết, thu được dung dịch B không còn chứa HNO3. Tìm tỉ lệ khối lượng hai mẩu kẽm và magie ban đầu, nếu trong dung dịch B có tỉ lệ số mol Zn(NO3)2 : nMg(NO3)2 = 1:4. Biết rằng, tương tác của kim loại với axit HNO3 không tách ra sản phẩm khí
A. 0,91258 B. 0,78125 C. 0,68125 D. 0,86325
Hỗn hợp T chứa ba peptit mạch hở gồm đipeptit X, tetrapeptit Y và hexapeptit Z. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, thu được 2,1 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Đun nóng 0,2 mol T cần dùng vừa đủ 700 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một muối duy nhất của a-amino axit có dạng NH2-CnH2n-COOH. Nếu lấy 36,45 gam T tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị gần nhất của m là
A. 55,0. B. 60,0. C. 45,0. D. 50,0.
Cho 0,3 mol hỗn hợp gồm Fe, FeCO3, Al và Cu vào bình chứa 200 ml dung dịch NaOH 1M, thấy thoát ra 3,024 lít khí H2 (đktc). Cho tiếp vào bình 640 ml dung dịch HCl 1M, sau khi kết thúc các phản ứng, thu được dung dịch X và m gam rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5), đồng thời thu được 95,62 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 7,36. B. 8,64. C. 9,28. D. 8,96.
Dung dịch X chứa x mol Na2CO3 và 2 mol NaHCO3. Nếu nhỏ từ từ X vào 10/3 mol HCl hoặc nhỏ từ từ 3,5 mol HCl vào X đều thu được V lít khí. Tìm x?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến