Trộn m gam oleum H2SO4.3SO3 với 360 gam dung dịch H2SO4 80% thu được một loại oleum chứa 15,44% khối lượng SO3. Tính m
Dung dịch H2SO4 ban đầu chứa mH2SO4 = 288 và mH2O = 72 —> nH2O = 4
H2SO4.3SO3 + 3H2O —> 4H2SO4
4/3…………………4
Sau khi H2O phản ứng hết cần thêm x mol H2SO4.3SO3 nữa.
—> mOleum sản phẩm = 338(x + 4/3) + 360
%SO4 = 80.3x/[338(x + 4/3) + 360] = 15,44%
—> x = 2/3
—> mH2SO4.3SO3 = 338(x + 4/3) = 676
Hỗn hợp A gồm Al và FexOy. Nung m gam A (trong điều kiện không có không khí). Đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ, trộn đều rồi chia B thành 2 phần bằng nhau:
– Phần 1: Cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thấy có khí thoát ra đồng thời khối lượng chất rắn giảm 4,62 gam so với trước phản ứng
– Phần 2: Cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thấy thoát ra 3,696 lít khí SO2 (đktc). Mặt khác nếu trộn thêm 4 gam hỗn hợp D gồm MgO, CuO, Fe2O3 (biết O chiếm 28% về khối lượng trong D) vào phần 2 rồi tiếp tục thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiệu không có không khí), sau một khoảng thời gian thu được hỗn hợp E. Cho toàn bộ E phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thấy có 0,52 mol H2SO4 đã phản ứng. Viết phương trình hóa học xảy ra, tìm giá trị của m và công thức của oxit sắt trong A.
Hoà tan 8 gam hỗn hợp 2 hiđroxit kim loại kiềm nguyên chất thành 100ml dung dịch X.
a/ Cho 100ml dung dịch X được trung hoà vừa đủ bởi 800ml dung dịch axit axêtic CH3COOH, cho 14,72 gam hỗn hợp muối. Tìm tổng số mol hai hiđroxit kim loại kiềm có trong 8g hỗn hợp. Tìm nồng độ mol/lít của dung dịch CH3COOH.
b/ Xác định tên hai kim loại kiềm biết chúng thuộc 2 chu kì kế tiếp trong bảng tuần hoàn. Tìm khối lượng từng hiđroxit trong 8 gam hỗn hợp.
Cho V lít khí CO (đktc) phản ứng với m gam một oxit kim loại, nung nóng thu được 36,8 gam chất rắn X và khí Y có tỉ khối so với khí H2 là 19,33. Dẫn toàn bộ khí Y qua dung dịch nước vôi trong thu được 40 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng phần dung dịch còn lại thấy xuất hiện thêm 10 gam kết tủa nữa. Hòa tan hoàn toàn 36,8 gam chất rắn X cần tối đa 398,74 ml dung dịch HCl 10% (có khối lượng riêng là 1,19 g/cm3) thu được dung dịch Z và thấy thoát ra 10,08 lít khí H2 (đktc). Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử oxit kim loại thành kim loại.
a) Tính V, m
b) Tìm CT của oxit kim loại
c) Tính C% của các chất tan trong dung dịch Z
Cho 450ml nước vào 50 gam dung dịch KOH 20%. Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu được
Cho 21,3 gam P2O5 phản ứng với 200ml dung dịch KOH 1M và NaOH 0,5M. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
Hỗn hợp gồm Ala-Ala-Gly, Gly-Ala-Gly-Ala và Ala-Gly-Ala-Gly-Gly. Đốt cháy 60,5 gam X cần vừa đủ 58,8 lít O2 (đktc). Cho 0,3 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị m gần nhất với
A. 138 B. 93 C. 139 D. 140
Dung dịch Ca(OH)2 bão hòa ở 25°C có nồng độ là 0,027M. Cho 6 gam canxi phản ứng với 100 gam nước. Tính khối lượng Ca(OH)2 thu được (rắn) (giả sử thể tích dung dịch bằng thể tích nước)
Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp NaHCO3 và Ca(HCO3)2, toàn bộ sản phẩm khí và hơi lần lượt cho lội qua bình A chứ H2SO4 và bình B chứa dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy bình A tăng 1,62 gam, bình B có chất kêt tủa và khối lượng giảm 19,89 gam. Tính m
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm mantozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ cần vừa đủ 4,48 lít khí O2 (đktc) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm khí và hơi thu được qua bình đựng Ca(OH)2 thấy có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là
A. Không tính được B. 40
C. 20 D. 20 < m < 40
Chất X mạch hở có công thức phân tử C6H8O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau: (a) X + 2NaOH → Y + Z + H2O (t°) (b) Y + H2SO4 → Na2SO4 + T (c) Z + O2 → CH3COOH + H2O (enzim) Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phân tử chất Y có 2 nhóm -CH2-.
B. Chất T có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
C. Chất X có 3 công thức cấu tạo phù hợp.
D. Chất Z có nhiệt độ sôi cao hơn chất T.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến