Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố R là 79,91; R có 2 đồng vị. Biết 79R chiếm 54,5%. Nguyên tử khối của đồng vị thứ 2 là giá trị sau đây
A. 80 B. 82 C. 81 D. 85
Nguyên tử khối trung bình = 79.54,5% + A(100% – 54,5% = 79,91
—> A = 81
Dung dịch A chứa HCl và H2SO4 có tỉ lệ mol 3 : 1. 100 ml dung dịch A trung hòa vừa đủ bởi 25ml dung dịch NaOH 1M. Lấy 100ml dung dịch A tác dụng với dung dịch B gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Tính khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch.
Hoà tan hoàn toàn 12,54 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na2CO3 và Fe(OH)2 trong 126 gam dung dịch HNO3 22%, thu được dung dịch Y chỉ chứa muối và thoát ra 2,016 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và NO (đktc) có tỉ khối so với H2 là 59/3. Cô cạn Y được hỗn hợp muối Z. Nung Z trong chân không đến khối lượng không đổi thu được chất rắn T có khối lượng giảm 17,14 gam so với Z. Tính nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong dung dịch Y.
Nung nóng hỗn hợp A gồm propin và hidro thu được hỗn hợp B chỉ có 3 hidrocacbon có dB/H2 = 21,5. Tìm dA/H2
Hỗn hợp X gồm Mg, FeO, Fe2O3. Chia 40 gam hỗn hợp X làm hai phần bằng nhau: Phần 1: hòa tan hoàn toàn trong HNO3 dư thu được 8,96 lít NO2 (đktc). Phần 2: phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 10% (d = 1,05 g/ml) thu được 2,464 lít H2 (đo ở 27,3°C, 1 atm) và dung dịch B.
1. Tính số mol mỗi chất có trong X. Tính V
2. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M cần thêm vào dung dịch B để được lượng kết tủa lớn nhất.
Cho m gam P2O5 tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (không chứa H3PO4), cô cạn dung dịch X thu được 193m/71 gam chất rắn khan.
1. Tìm m
2. Cho X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư. Tính khối lượng kết tủa sao phản ứng.
Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B (đứng trước H trong dãy biến hóa) và có hóa trị không đổi trong các hợp chất. Chia m gam X thành 2 phần bằng nhau
Phần 1: Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch chứa axit HCl và H2SO4 loãng tạo ra 3,36 lít H2 (đktc)
Phần 2: Tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất)
Tính V
Hỗn hợp A gồm axetilen và hiđro với số mol bằng nhau. Hỗn hợp B gồm axit metacrylic, etyl acrylat và metyl vinyl oxalat. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp chứa x mol A và y mol B thì tổng số mol oxi cần dùng vừa đủ là 2,19 mol, thu được H2O và 2,13 mol CO2. Mặt khác, y mol B có thể phản ứng tối đa với m gam NaOH. Giá trị của m là
A. 16,8. B. 20,8. C. 24,8. D. 26,8.
Hỗn hợp X gồm metyl acrylat, axit propionic và axit benzoic. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, thu được H2O và 1,48 mol CO2. Mặt khác, m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 12 gam NaOH. Giá trị của m gần nhất với
A. 25. B. 27. C. 29. D. 31.
Hiđro hóa hoàn toàn 0,18 mol X gồm các este mạch hở thu được hỗn hợp hai este Y có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Cho Y phản ứng với dung dịch chứa 0,21 mol NaOH (vừa đủ), thu được hỗn hợp hai muối khan Z (tạo từ hai axit cacboxylic mạch không phân nhánh) và 8,82 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 13,104 lít O2 (đktc). Phần trăm khối lượng este có phân tử khối lớn hơn trong Y là
A. 27,85%. B. 20,56%. C. 56,22%. D. 36,43%.
Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng cũng là 6, cho biết X là nguyên tố hóa học nào sau đây?
A. Lưu huỳnh (Z = 16) B. Oxi (Z = 8)
C. Cr (Z = 24) D. Fe (Z = 26)
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến