Đốt cháy hoàn toàn a mol axit cacboxylic X no, mạch hở thu được a mol H2O. Mặt khác, cho a mol X tác dụng với NaHCO3 dư thu được 2a mol CO2. Tổng số nguyên tử có trong phân tử X:
A. 6 B. 8 C. 7 D. 5
Số H = 2nH2O/nX = 2
X + NaHCO3 —> nCO2 = 2nX —> X có 2COOH
—> X là (COOH)2 (8 nguyên tử)
Cho α-aminoaxit X tác dụng với ancol đơn chức Y trong HCl khan thu được chất hữu cơ Z có công thức phân tử là C5H12O2NCl. Cho Z tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2M, đun nóng thu được 16,95 gam muối. Công thức của X là:
A. H2N-CH2-CH2-COOH. B. CH3-CH(NH2)-COOH.
C. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH. D. H2N-CH2-COOH.
Cho 0,2 mol axit cacboxylic đơn chức X vào 200 ml dung dịch NaOH 0,8M, thu được dung dịch có chứa 15,52 gam chất tan. Công thức của axit cacboxylic X là:
A. CH3COOH B. C2H5COOH
C. C2H3COOH D. HCOOH
Từ 80 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, mạch hở đem đun nóng với H2SO4 đặc ở 140°C thì thu được 58,4 gam hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau (Hiệu suất phản ứng 100%). Số mol mỗi ancol ban đầu là:
A. 2,4 B. 0,8 C. 0,6 D. 1,2
Cho 27,4 gam hỗn hợp M gồm axit axetic và hai ancol đơn chức đồng đẳng kế tiếp tác dụng hết với 13,8 gam Na thu được 40,65 gam chất rắn. Nếu cho toàn bộ lượng M trên phản ứng với dd NaHCO3 (dư), kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít CO2 (đktc). Công thức của hai ancol trong M là
A. C7H15OH và C8H17OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. CH3OH và C2H5OH. D. C3H5OH và C4H7OH.
X là một tripeptit được tạo thành từ 1 aminoaxit no, mạch hở có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần 2,025 mol O2 thu đươc sản phẩm gồm CO2, H2O, N2. Vậy công thức của amino axit tạo nên X là
A. H2NCH2COOH B. H2NC3H6COOH
C. H2N-COOH D. H2NC2H4COOH
Thủy phân hoàn toàn 1 mol este X cần dùng 3 mol KOH. Hỗn hợp sản phẩm thu được gồm glixerol, muối của axit oleic và axit panmitic. Tổng số đồng phân của X là:
A. 18 B. 3 C. 2 D. 6.
Hỗn hợp X gồm axit đơn chức A, ancol đơn chức B và este E điều chế từ A và B. Đốt cháy 9,6 gam hỗn hợp X thu được 8,64 gam H2O và 8,96 lít khí CO2 (đktc). Biết trong X thì B chiếm 50% theo sốmol. Số mol ancol B trong 9,6 gam hỗn hợp là:
A. 0,06 B. 0,075 C. 0,08 D. 0,09
Oxi hóa m gam X gồm CH3CHO, C2H3CHO, C2H5CHO bằng oxi có xúc tác sản phẩm thu được sau phản ứng gồm 3 axit có khối lượng (m + 3,2 gam). Cho m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là:
A. 10,8 gam B. 21,6 gam
C. 32,4 gam D. 43,2 gam
Hoà tan 12,79 gam bột X gồm Fe(OH)3, Al, Fe3O4, FeO, Fe2O3, Zn, Fe(OH)2 (trong đó Fe(OH)2 và Fe(OH)3 chiếm lần lượt 7,04% và 16,732% về khối lượng) vào 500ml dung dịch T gồm NaHSO4 xM và KNO3 0,2M thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hoà (không chứa ion Fe2+) và 448ml hỗn hợp khí Z (dZ/He = 9,5) gồm NO, NO2. Thêm lượng dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Y thu được 140,8 gam kết tủa và 224ml khí thoát ra. Nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thi thu được rắn có khối lượng giảm 3,78 gam so với ban đầu. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích các khí đo ở đktc, phần trăm khối lượng của Zn trong X có giá trị gần nhất với:
A. 5,0% B. 7,0% C. 8,0% D. 6,0%
Hỗn hợp X gồm metanol, ancol anlylic, butan-1,2-điol và pent-4-in-1-ol. Đốt a mol hỗn hợp X cần 20,944 lít O2 (đktc) thu được 3,12a mol H2O và b mol CO2. Hấp thụ b mol CO1 vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,8b mol KOH và1,38a mol K2CO3 thu được dung dịch Y chứa hai muối. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch Y thu được 40,779 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng butan-1,2-điol trong hỗn hợp X là:
A. 25,68% B. 24,18% C. 24,86% D. 25,36%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến