Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam Fe và FexOy vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là:
A. 0,8. B. 1,2. C. 1,1. D. 0,5.
Quy đổi hỗn hợp thành Fe (u) và O (v)
—> 56u + 16v = 10,8
Bảo toàn electron: 3u = 2v + 0,05.3
—> u = v = 0,15
Bảo toàn điện tích —> nNO3- (muối) = 3u = 0,45
Bảo toàn N —> nHNO3 phản ứng = 0,45 + 0,05 = 0,5
Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với nước dư thu được V lít H2 (đktc). Dung dịch Y và chắt rắn Z. Cho chất rắn Z tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít NO (đktc) và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được (2m + 56,4) gam muối khan. Thổi khí CO2 vào dung dịch Y thu được (m – 7,44) gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với:
A. 16,0. B. 16,5. C. 17,0. D. 17,5.
Có hai dung dịch, mỗi dung dịch chứa hai cation và 2 anion không trùng nhau trong các ion sau: K+: 0,3 mol; Mg2+: 0,2 mol; NH4+: 0,5 mol; H+: 0,4 mol; Cl-: 0,2 mol; SO42-: 0,15 mol; NO3-: 0,5 mol; CO32-: 0,3 mol. Một trong hai dung dịch trên chứa các ion là:
A. K+; NH4+; CO32-; Cl-.
B. K+; Mg2+; SO42-; Cl-.
C. NH4+; H+; NO3-; SO42-.
D. Mg2+; H+; SO42-; Cl-.
Cho V lít dung dịch A chứa đồng thời FeCl3 1M và Fe2(SO4)3 0,5M tác dụng với dung dịch Na2CO3 có dư, phản ứng kết thúc thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 69,2 gam so với tổng khối lượng của các dung dịch ban đầu. Giá trị của V là
A. 0,24 lít. B. 0,237 lít. C. 0,336 lít. D. 0,2 lít.
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm x mol FeS2 và y mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Tỉ lệ x : y là:
A. 1 : 3. B. 2 : 1. C. 1 : 2. D. 3 : 1.
Dung dịch X gồm Zn2+, Cu2+, Cl-. Để kết tủa hết ion Cl- trong 200 ml dung dịch X cần 400 ml dung dịch AgNO3 0,4M. Khi cho dung dịch NaOH dư vào 100 ml dung dịch X thu được kết tủa, nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam chất rắn. Nồng độ mol của Zn2+ trong dung dịch X là:
A. 0,2M. B. 0,3M. C. 0,4M. D. 0,1M.
Trộn dung dịch chứa Ba2+; 0,06 mol OH-, 0,02 mol Na+ với dung dịch chứa 0,04 mol HCO3-, 0,03 mol CO32- và Na+. Khối lượng kết tủa thu được sau khi trộn là:
A. 1,97. B. 7,88. C. 5,91. D. 3,94.
Dung dịch A có chứa Ba2+ (x mol), H+ (0,2 mol), Cl- (0,1 mol), NO3- (0,4 mol). Cho từ từ dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, thấy tiêu tốn V lít dung dịch K2CO3. Giá trị của V là
A. 0,15. B. 0,4. C. 0,2. D. 0,25.
Cho dung dịch X gồm 0,09 mol Na+; 0,05 mol Ca2+; 0,08 mol Cl-; 0,1 mol HCO3-; 0,01 mol NO3-. Để loại bỏ hết ion Ca2+ trong X cần dùng 1 lượng vừa đủ dung dịch chứa a gam Ca(OH)2. Giá trị của a là:
A. 2,96. B. 4,44. C. 7,4. D. 3,7.
Một loại phèn có công thức K2SO4.M2(SO4)3.nH2O. Lấy 7,485 gam phèn này nung tới khối lượng không đổi thì còn lại 4,245 gam phèn khan. Mặt khác lấy 7,485 gam phèn đó hòa tan vào nước rồi cho tác dụng với BaCl2 dư thì thu được 6,99 gam kết tủa. Kim loại M và giá trị n lần lượt là
A. Cr, 24. B. Al, 24. C. Fe, 24. D. Al, 12.
Cho 200 ml dung dịch KOH 0,9M; Ba(OH)2 0,2M vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,3M và Al2(SO4)3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là:
A. 9,32 gam. B. 10,88 gam.
C. 14 gam. D. 12,44 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến