Cho m gam NaOH vào dung dịch H chứa 0,05 mol K2SO4, 0,3 mol H3PO4, 0,25 mol H2SO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 91,2 gam chất rắn. Giá trị m là?
A. 56 B. 54 C. 52 D. 58
Nếu NaOH dư thì chất rắn chứa K2SO4 (0,05), Na3PO4 (0,3), Na2SO4 (0,25) và NaOH dư
—> m rắn > m muối = 93,4 > 91,2: Vô lý
Vậy NaOH phản ứng hết —> nNaOH = nH2O = a
Bảo toàn khối lượng:
40a + 0,05.174 + 0,3.98 + 0,25.98 = 91,2 + 18a
—> a = 1,3
—> mNaOH = 52
Cho 14,5 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 475 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 2,8 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO, N2O, N2, N2, (trong đó nN2 = nNO2) có tỉ khối so với H2 bằng 16,4. Các khí đo ở đktc, giá trị của m là
A. 41,9. B. 48,2. C. 42,8. D. 49,1.
Nung nóng m gam PbS trong không khí thu được hỗn hợp rắn (có chứa 1 oxit) nặng 0,95m gam. Phần trăm khối lượng PbS đã bị đốt cháy là
A. 95,00% B. 25,31% C. 74,69% D. 64,68%
Sục 13,44 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1,5M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp BaCl2 1,2M và KOH 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 66,98 B. 39,4 C. 47,28 D. 59,1
Oxi hóa m gam X gồm CH3CHO, C2H3CHO, C2H5CHO bằng oxi có xúc tác, sản phảm thu được sau phản ứng gồm 3 axit có khối lượng (m+3,2) gam. Cho m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 10,8 gam. B. 21,6 gam. C. 32,4 gam. D. 43,2 gam.
Cho 13,1 gam hỗn hợp X gồm anken A, ankin B, anđehit C đa chức mạch không phân nhánh (C chứa bốn liến kết π) tác dụng vừa đủ với 0,59 mol H2/Ni, to thu được hỗn hợp Y chỉ chứa các hợp chất hữu cơ no. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,76 mol CO2, Y tác dụng với Na dư thì thấy thoát ra 0,1 mol H¬2. Nếu cho 13,1 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, to dư thì khối lượng kết tủa thu được gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 60,1 gam B. 72 gam C. 54 gam D. 50 gam
Một hợp chất A được tạo bởi ion M2+ và X–. Trong A tổng số (p, n, e) là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36 hạt. Số khối của M2+ lớn hơn số khối của X– là 21. Tổng số (p, n, e) của M2+ gấp 2 lần của X– . Xác định công thức của A.
Cho 3,6 gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ có số mol bằng nhau tác dụng với Cu(OH)2 trong OH- dư, đun nóng. Tính khối lượng đồng (I) oxit thu được sau phản ứng
Dẫn 5,6 lít SO3 (ở đktc) vào nước thu được 250ml dung dịch có D = 1,14 g/ml. Hãy tính C% và CM của dung dịch thu được.
Một dung dịch X gồm 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol HCO3- và a mol ion X (bỏ qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a là
A. Cl- và 0,01. B. NO3- và 0,03.
C. CO32- và 0,03. D. OH- và 0,03.
Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol SO42-. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là:
A. 0,01 và 0,03. B. 0,02 và 0,05.
C. 0,05 và 0,01. D. 0,03 và 0,02.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến