Nhỏ rất từ từ dung dịch chứa HCl vào 100ml dung dịch E chứa hỗn hợp các chất tan NaOH 0,8M và K2CO3 0,6M. Thấy lượng khí CO2 (mol) thoát ra theo đồ thị sau. Giá trị của y là:
A. 0,024 B. 0,014 C. 0,028 D. 0,016
E chứa nOH- = 0,08; nCO32- = 0,06
Nhỏ từ từ H+ vào E, phản ứng xảy ra theo thứ tự:
OH- + H+ —> H2O (1)
CO32- + H+ —> HCO3- (2)
HCO3- + H+ —> CO2 + H2O (3)
Khi CO2 bắt đầu xuất hiện (vừa hết (1) và (2)) thì nH+ = x = 0,08 + 0,06 = 0,14
nH+ = 1,2x – x = 0,028 dùng cho phản ứng (3)
—> nCO2 = y = 0,028
Cho 10 gam hỗn hợp Cu và CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, lọc lấy chất rắn không tan cho vào dung dịch H2SO4 đun nóng thì thu được 1,12 lít khí A (đktc).
a) Viết các phương trình phản ứng và cho biết A là khí gì
b) Tính thành phần phần trăm của các chất trong hỗn hợp
Hỗn hợp A chứa hai peptit đều mạch hở gồm peptit X có công thức C4HxOyNz và peptit Y có công thức C14HnOmNt. Thủy phân hoàn toàn 31,36 gam hỗn hợp A bằng dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp B gồm 3 muối Gly, Ala, Val. Đốt cháy hoàn toàn B cần dùng 32,928 lít O2 thu được 30,36 gam K2CO3. Khối lượng X có trong hỗn hợp gần với giá trị nào nhất?
A. 2,65 gam B. 3,98 gam C. 6,62 gam D. 3 gam
Hỗn hợp M gồm 2 chất hữu cơ A và B có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1. Chất A mạch hở, chỉ chứa một loại nhóm chức, được điều chế từ axit no X và ancol no Y. Chất B là este đơn chức.
Cho m gam hỗn hợp M hóa hơi hoàn toàn thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 9,6 gam O2 (ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất).
Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ancol Y cần 0,25 mol O2. Cho mg hỗn hợp M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH tạo được 41 gam muối duy nhất, và hỗn hợp N gồm 2 chất Y và Z. Chất Z có thành phần C, H, O, không tác dụng với Na, không có khả năng phản ứng tráng gương.
Nếu đốt cháy hoàn toàn cùng một số mol A hoặc B thì số mol CO2 thu được từ A luôn bằng số mol CO2 thu được từ B trong cùng điều kiện.
Viết phương trình phản ứng và xác định công thức cấu tạo của A, B, X, Y, Z.
Không được dùng thêm một hóa chất nào khác hãy nhận biết 5 lọ mất nhãn: KHCO3, NaHSO4, Mg(HCO3)2, Na2CO3, Ba(HCO3)2.
Cho 26,72 gam hỗn hợp X gồm Al(NO3)3, Fe3O4, Zn (khối lượng oxi chiếm 29,94%) vào 200 gam dung dịch HCl thu được dung dịch Y chỉ gồm các muối và khí NO. Thêm 500 gam dung dịch AgNO3 34% dùng dư vào dung dịch Y thu được 599,28 gam dung dịch muối nitrat Z và 125,94 gam kết tủa. Cô cạn Z rồi nhiệt phân hoàn toàn chất rắn thu được hỗn hợp rắn T và hỗn hợp khí NO2, O2 trong đó số mol của NO2 là 1,01 mol. Phần trăm khối lượng của ZnO trong T là:
A.10,96% B. 13,15% C. 17,53% D. 12,19%
Cho 20,7 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Cu, Zn vào dung dịch HCl dư, đến khi phản ứng kết thúc thấy thoát ra 11,2 lít H2 (ở đktc) và thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị của m gam muối là?
A. 58,45 B. 48,80 C. 59,05 D. 56,20
Đun nóng hỗn hợp E chứa peptit X (CxHyOzN7) và peptit Y (CnHmO7Nt) với 500 ml dung dịch NaOH 1M (lấy dư 25% so với phản ứng) thu được hỗn hợp F có chứa a mol muối A và b mol muối B (A, B là muối của amino axit no chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH; A hơn B một nhóm –CH2). Đốt cháy toàn bộ F thu được hỗn hợp gồm CO2, H2O, N2 và Na2CO3; trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 49,42 gam. Tỉ lệ a : b gần nhất với
A. 0,60. B. 0,65. C. 0,70. D. 0,75
Hỗn hợp M gồm peptit X, peptit Y và peptit Z chúng cấu tạo từ cùng một loại amino axit và có tổng số nhóm -CO-NH- trong ba phân tử là 11. Với tỉ lệ nX : nY : nZ = 4 : 6 : 9, thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 72 gam glyxin; 56,96 gam alanin và 252,72 gam Valin. Giá trị của m và loại peptit Z là A. 341,36 và hexapeptit. B. 341,36 và tetrapeptit. C. 327,68 và tetrapeptit. D. 327,68 và hexapeptit
Hai thanh kim loại giống nhau (đều cùng nguyên tố R hóa trị II) và có cùng khối lượng. Cho thanh thứ nhất vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh thứ hai vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian, khi số mol 2 muối bằng nhau, lấy hai thanh kim loại đó ra khỏi dung dịch thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm đi 0,2% còn khối lượng thanh thứ hai tăng 28,45%. Xác định nguyên tố R.
Hợp chất thơm X có công thức phân tử C8H8O2 vừa có khả năng tác dụng với Na, vừa có khả năng tác dụng với NaOH và dung dịch của X làm quì tím chuyển thành màu hồng. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến