Đáp án:
Câu 1:
a.
Khi có lực tác dụng vào vật, làm cho vật chuyển động thì khi đó vật có công cơ học.
b.
\(\begin{array}{l}
s = 3km = 3000m\\
t = 4p = 240s
\end{array}\)
Công đầu kéo của đoàn tàu thực hiện được là:
\(A = Fs = 26000.3000 = 78000000J\)
Công suất của đầu kéo đoàn tầu là:
\(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{78000000}}{{240}} = 325000W\)
c.
Trọng lực tác dụng lên đoàn tàu không sinh công vì trọng lực có phương vuông góc với phương chuyển động nên trọng lực không làm cho vật chuyển động. Vì thế trọng lực không sinh công.
Câu 2:
a.
- Khi vật ở A: Vật ở độ cao cao nhất và vận tốc bằng 0 nên thế năng của vật đạt cực đại và động năng bằng 0.
- Khi vật chuyển động dần về B: Độ cao của vật giảm dần và vận tốc của vật tăng dần nên thế năng giảm dần và động năng tăng dần. Suy ra thế năng chuyển hóa dần thành động năng.
- Khi vật ở B: Vật có vận tốc lớn nhất và độ cao bằng 0 nên động năng của vật lớn nhất và thế năng nhỏ nhất. Suy ra thế năng chuyển hóa hoàn toàn thành động năng.
- Khi vật chuyển động dần về C: Độ cao của vật tăng dần và vận tốc của vật giảm dần nên thế năng tăng dần và động năng giảm dần. Suy ra động năng chuyển hóa dần thành thế năng.
- Khi vật ở C: Vật ở độ cao cao nhất và vận tốc bằng 0 nên thế năng của vật đạt cực đại và động năng bằng 0. Suy ra động năng chuyển hóa hoàn toàn thành thế năng.
b.
Thế năng trọng trường là thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với măt đất.
Thế năng trọng trường phụ thụ vào khối lượng của vật và độ cao h của vật so với mặt đất. Vật có khối lượng càng lớn và độ cao h càng lớn thì thế năng càng lớn.
c.
Chưa biết thế năng của hai bạn có nhau không vì thế năng còn phụ thuộc vào khối lượng cảu 2 bạn. Nếu hai bạn có khối lượng bằng nhau thì có thế năng bằng nhau. Bạn nào có khối lượng lớn hơn thì thế năng của bạn đó lớn hơn.
Câu 3:
a.
Các chất được câu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử và giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
b.
Vì giữa các phân tử nước có khoảng cách nên không khí sẽ len lõi vào các khoảng cách đó nên trong nước vẫn có không khí. Vì thế ta thấy cá vẫn sống được trọng nước.
Câu 4:
a.
Bỏ cục đá vào một ly chè: Nhiệt độ của ly chè giảm nên nhiệt năng giảm. Sự thay đổi nhiệt năng do truyền nhiệt (nhiệt từ ly chè truyền sang cục đá).
b.
Bỏ một ly nước nóng vào một chậu nước lạnh: Nhiệt độ của chậu nước lạnh giảm dần, ly nước nóng truyền nhiệt năng qua chậu nước lạnh. Sự thay đổi nhiệt năng do truyền nhiệt (nhiệt truyền từ ly nước nóng sang chậu nước lạnh).
c.
Do thanh sắt nóng lên nên nhiệt độ của thanh sắt tăng, suy ra nhiệt năng của thanh sắt tăng lên. Sự thay đổi do thực hiện công.
d.
Do sau một thời gian rèn thì búa nóng lên nên nhiệt độ của búa tăng, suy ra nhiệt năng của dao kéo tăng lên. Sự thay đổi nhiệt năng đó là do thự hiện công.
Câu 5:
a.
Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật và nhiệt năng phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
b.
Vào mùa đông, nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ của cơ thể người, khi lặn xuống nước nhiệt độ cơ thể sẽ truyền qua nước làm cho nhiệt độ cơ thể giảm nên ta cảm thấy lạnh,