Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được 4,6 gam glixerol và m gam hỗn hợp hai muối natri stearat và natri oleat có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Giá trị của m là
A. 45,6 gam. B. 45,8 gam.
C. 45,7 gam. D. 45,9 gam.
Muối natri stearat và natri oleat có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 —> X là (C17H35COO)(C17H33COO)2C3H5
nX = nC3H5(OH)3 = 0,05
—> nC17H35COONa = 0,05 và nC17H33COONa = 0,1
—> m muối = 45,7
Lên men m gam tinh bột (hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%). Lượng CO2 hấp thụ vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Chia X thành 2 phần bằng nhau:
– Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch CaCl2 dư thu được 7,5 gam kết tủa.
– Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch CaCl2 dư đun nóng thu được 8,5 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 18,2750. B. 16,9575.
C. 15,1095. D. 19,2375.
Cho x mol Ca(OH)2 vào dung dịch A chứa Mg2+ (0,10 mol), Na+ (0,15 mol), Cl– (0,15 mol) và HCO3– thì dung dịch A không còn tính cứng. Giá trị tối thiểu của x là
A. 0,10. B. 0,25.
C. 0,15. D. 0,20.
Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp E chứa X và hai este Y, Z (đều no, mạch hở, không phân nhánh) cần dùng 1,125 mol O2, thu được 1,05 mol CO2. Mặt khác, đun nóng 67,35 gam E với dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp chứa hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp gồm hai muối có khối lượng m gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 82,9. B. 83,9. C. 64,9. D. 65,0.
Đun nóng 0,8 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 1,0 mol muối của glyxin, 0,8 mol muối của alanin và 0,4 mol muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E trong O2 vừa đủ, thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 156,56 gam. Giá trị của m là
A. 56,92. B. 67,12. C. 48,48. D. 85,36.
Cho 11,1 gam este no, đơn chức, mạch hở X tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được muối và 6,9 gam ancol etylic. Tên của X là
A. metyl axetat. B. etyl axetat.
C. etyl fomat. D. etyl propionat.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Na kim loại vào dung dịch CuSO4 dư.
(b) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(c) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(e) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Hòa tan hết 19,9 gam hỗn hợp bột kim loại Mg, Al, Zn, Fe cần dùng 400ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 1M (vừa đủ), thu được dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 77,5. B. 72,5. C. 62,5. D. 70,0.
Cho dung dịch X chứa a mol HCl, dung dịch Y chứa b mol KHCO3 và c mol K2CO3 (với b = 2c). Tiến hành hai thí nghiệm sau:
+ Cho từ từ đến hết dung dịch X vào dung dịch Y, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc).
+ Cho t ừ từ đến hết dung dịch Y vào dung dịch X, thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc).
Tổng giá trị của (a+ b+ c) là
A. 1,30. B. 1,00. C. 0,90. D. 1,50.
Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm các este đơn chức, no, mạch hở. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 24,8 gam và thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 40,0. B. 24,8. C. 20,0. D. 49,6.
Cân hỗn hợp X gồm các chất: BaSO4, Na2SO4 và Na2CO3 được 32,5 gam. Cho toàn bộ lượng X trên vào cốc thủy tinh thu được Y, cân Y được 142,3 gam. Cân 122 gam dung dịch HCl rồi cho từ từ đến hết vào hệ Y (thấy khi dùng đến 100 gam dung dịch HCl thì không còn khí thoát ra nữa) thu được hệ Z (bao gồm cốc và hỗn hợp rắn – lỏng T) có khối lượng 259,0 gam (bỏ qua sự bay hơi của nước). Lọc hỗn hợp T rồi sấy phần chất rắn trên giấy lọc, cân được 15,3 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của Na2SO4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 39,4. B. 27,7. C. 47,1. D. 13,5.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến