nHCl = u và nAl2(SO4)3 = v
—> nH+ = u, nAl3+ = 2v và nSO42- = 3v
Trong khi Ba2+ tạo kết tủa ngay khi xuất phát thì OH- lại phải trung hòa H+ trước rồi mới tạo kết tủa sau. Do đó Ba2+ sẽ đến đích trước OH-.
Đoạn 1: Ba2+ tạo kết tủa ngay, còn OH- trung hòa H+ trước rồi tạo kết tủa sau:
nBa(OH)2 = 0,25 —> nBaSO4 = 0,25
m↓ = 58,25 —> nAl(OH)3 = 0 —> Đoạn 1 chưa có Al(OH)3, OH- mới vừa đủ để trung hòa H+.
—> nH+ = u = 0,25.2 (1)
Đoạn 2: Ba2+ kết tủa nốt phần SO42- còn lại, OH- bắt đầu kết hợp Al(OH)3 tạo kết tủa:
nBaSO4 = 3v —> nAl(OH)3 = (72,5 – 233.3v)/78
nOH- = 3v.2 = u + 3(72,5 – 233.3v)/78 (2)
(1)(2) —> u = 0,5 và v = 0,1
Đoạn 3: Ba2+ không còn phản ứng gì, OH- tiếp tục tạo kết tủa:
Kết thúc 2 đoạn đầu thì nAl(OH)3 = (72,5 – 233.3v)/78 = 1/30
Đoạn 3 phải kết tủa nốt phần Al3+ còn lại:
nAl(OH)3 đoạn 3 = nAl3+ còn lại = 2v – 1/30 = 1/6
m max = 72,5 + 78.1/6 = 85,5
Đoạn 4: Ba2+ không có phản ứng gì, OH- hòa tan toàn bộ Al(OH)3 do nó tạo ra ở đoạn 2 và 3.