Tách nước hỗn hợp gồm 0,3 mol metanol và 0,2 mol etanol thu được hỗn hợp X gồm hơi nước, một ancol và m gam ete. Vậy giá trị của m không thể là:
A. 12 B. 9,2 C. 14,8 D. 13,8
Nếu các ancol phản ứng hết thì nH2O = nAncol/2 = 0,25
—> mEte = mAncol – mH2O = 14,3
Nếu có ancol dư thì mEte < 14,3
—> m không thể là 14,8
Hỗn hợp A gồm 3 ancol X, Y, Z. Đun nóng A trong H2SO4 (170 độ) thu được 2 anken (không còn chất hữa cơ nào khác). Nếu đun nóng hỗn hợp A trong H2SO4 đặc ở 140 độ thu được hỗn hợp 6 ete có số mol bằng nhau. Cho 16,6 gam A bay hơi thu được 1 thể tích bằng thể tích của 1,2 gam He (thể tích được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất). Đốt cháy hoàn toàn 16,6 gam A rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 55 gam. Khối lượng của ancol có số cacbon nhỏ nhất trong A là
A. 3,2 B. 6,4 C. 4,6 D. 9,2
Hỗn hợp X gồm C6H12O6, CH3COOH, C2H4(OH)2 và HO-CH2-CH2-COOH. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 26,84 gam CO2 và 13,14 gam H2O. Giá trị m là:
A. 18,02 B. 21,58 C. 18,54 D. 20,30
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(b) Cho bột Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4 loãng.
(c) Cho bột Al vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
(d) Cho Cr2O3 vào dung dịch NaOH loãng.
(e) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Na2Cr2O7.
(g) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng hóa học là
A. 5. B. 3.
C. 6. D. 4.
Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 81%, hếp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch chứa 0,05 mol Ba(OH)2 thu được kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X lại thu được 3,94 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 7,0 B. 2,0
C. 3,0 D. 5,0
Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X, Y với tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 (X, Y được cấu tạo từ glyxin và alanin) biết tổng số liên kết peptit trong X, Y là 9. Thuỷ phân hoàn toàn E trong 200 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được dung dịch Z chứa hai muối. Cô cạn dung dịch Z thu được chất rắn T. Đốt cháy T trong lượng O2 vừa đủ thu được 21,056 lít (đktc) khí và hơi. Tỉ lệ mol Gly : Ala trong X là
A. 2:3 B. 1:2
C. 1:1 D. 2:1
Hỗn hợp khí (T) ở đktc gồm 2 hiđrocacbon mạch hở X, Y có cùng số nguyên tử cacbon. Lấy 0,448 lít (T) cho từ từ qua nước brom thấy có 4,8 gam brom phản ứng, không có khí thoát ra khỏi bình nước brom. Mặt khác đốt cháy 0,448 lít hỗn hợp T thì thu được 1,76 gam CO2. Cho 0,3 mol hỗn hợp T tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 24 gam B. 72 gam
C. 36 gam D. 48 gam
X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ), T là este tạo bới X, Y, Z với một ancol no, ba chức mạch hở E. Hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T. Chia 74,7 gam hỗn hợp M thành 3 phần bắng nhau.
Phần 1: Đem đốt cháy bằng lượng vừa đủ khí O2 thu được 25,76 lít CO2 (đktc) và 13,5 gam H2O.
Phần 2: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,8 gam Ag.
Phần 3: Cho phản ứng hết với 400ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng thu được dung dịch G. Cô cạn dung dịch G thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m gần nhất với :
A. 25,10 B. 24,75
C. 27,35 D. 28,65
Trong một bình kín dung tích không đổi chứa a mol O2 và 2a mol SO2 ở 100 độ C , 10atm ( xt V2O5) . Nung nóng bình một thời gian , sau đó làm nguội tới 100 độ C áp suất trong bình lúc đó là P . Hỏi : – Thiết lập biểu thức tính P và tỉ khối (d) so với H2 của hỗn hợp khí trong bình sau phản ứng theo hiệu suất phản ứng H . – P và d có giá trị trong khoảng nào ? Em cảm ơn ạ !
Đốt cháy 16,8 gam bột Fe trong 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm O2 và Cl2, thu được 23,94 gam hỗn hợp rắn X (không thấy khí thoát ra). Cho toàn bộ X vào dung dịch chứa 0,72 mol HCl, thu được dung dịch Y và 0,12 mol khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 130,26. B. 121,74.
C. 128,13. D. 126,00.
Hòa tan hết 33,18 gam hỗn hợp gồm Mg, MgCO3 và Al(NO3)3 trong dung dịch chứa 1,42 mol NaHSO4, sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 185,72 gam và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, N2O, N2 và H2. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là 59,2 gam. Phần trăm về khối lượng của N2 đơn chất trong hỗn hợp Y là
A. 15,9%. B. 11,9%.
C. 19,8%. D. 7,9%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến