Hỗn hợp X gồm 1 ancol no đơn chức mạch hở và một ancol no hai chức mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 11.2 lit CO2 và 12,6 gam H2O. Mặt khác cho X tác dụng với Na dư có V lit khí thoát ra. Tính V?
A.2,24 B.4,48 C.3,36 D.2,8
nCO2 = 0,5 và nH2O = 0,7
—> nX = 0,2
—> 0,1 < nH2 < 0,2 —> C, D đúng
Đốt cháy hoàn toàn một lượng E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C=C trong phân tử) thu được 0,22 mol CO2 và 0,14 mol hơi H2O. Mặt khác, thủy phân 10,96 gam E bằng lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được 13,36 gam muối khan và phần hơi nước có a gam C2H5OH. Giá trị của a là?
A. 0,92 B. 1,84 C. 1,38 D. 2,3
Hòa tan hết 15,46 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn trong dung dịch HCl loãng dư, thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cho 15,46 gam X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch Y chứa 74,46 gam muối và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và N2. Số mol HNO3 phản ứng là
A. 1,24. B. 1,128.
C. 1,14. D. 1,08.
Hòa tan hết hỗn hợp gồm Mg và Al có tỉ lệ mol tương ứng 4 : 3 bằng dung dịch HNO3 loãng (vừa đủ), thu được dung dịch Y chứa 50,84 gam muối và hỗn hợp khí Z gồm N2O và N2. Tỉ khối hơi của Z so với He bằng 29/3. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là 32,8 gam. Số mol HNO3 phản ứng là
A. 0,74. B. 0,78.
C. 0,84. D. 0,86.
Một hh X gồm 1 anken A và 1 ankan B đều ở trạng thái khí. Hidro hóa hoàn toàn 15 cm 3 hh X cần phải dùng 10 cm 3 H 2 . Đốt cháy hoàn toàn 1,42,g hh X dẫn sản phẩm cháy đi qua dd Ca(OH) 2 dư thu đc 10 g kết tủa ( Các khí đo ở cùng đk) a/ Xđ CTPT của A, B.
b/ Viết CTCT của A, B.
c/ Tính dX/H 2
Hỗn hợp A gồm muối sunfit, hidrosunfit và sunfat của cùng một kim loại kiềm M. Cho 17,775 gam hỗn hợp A vào dung dịch Ba(OH)2 dư, tạo thành 24,5275 gam hỗn hợp kết tủa. Lọc kết tủa, rửa sạch và cho kết tủa tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy còn 2,33 gam chất rắn. Kim loại kiềm M là
A. Li B. Na C. Rb D. K
Chỉ dùng HCl loãng phân biệt 4 chất bột : NaCl , Na2CO3 , BaCO3 , BaSO4
Dung dịch A là H2SO4 98% (d = 1,31 g/ml): 1. Thêm nước vào dung dịch A theo tỉ lệ khối lượng thế nào để thu được dung dịch H2SO4 50% . 2. Nếu trộn lẫn 30 ( g) A với 90 ( g ) dung dịch H2SO4 10% thì dung dịch thu được có nồng độ % là bao nhiêu ? 3. Cần thêm bao nhiêu gam SO3 vào 45 ( g) để được oleum có hàm lượng SO3 là 38,75 % về khối lượng . Tính tỷ lệ mol của SO3 và H2SO4 trong oleum.
Cho 0,1 mol hợp chất hữu cơ thơm X (C, H, O) tác dụng với 400 ml dung dịch MOH 1M (M là kim loại kiềm). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được rắn khan Y. Đốt cháy toàn bộ lượng rắn khan Y bằng O2 dư; thu được 8,96 lít CO2 (đktc); 3,6 gam nước và 21,2 gam M2CO3. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Mg, Fe và Fe3O4 trong dung dịch chứa 1,3 mol NaHSO4 và 0,3 mol HNO3, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 180,6 gam và 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với He bằng 8,9. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thấy lượng NaOH phản ứng là 54,0 gam. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X là
A. 19,3%. B. 29,0%.
C. 24,2%. D. 38,7%.
Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Mg, Fe và Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,98 mol HNO3, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 65,12 gam và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với He bằng 8,2. Cho 600 ml dung dịch NaOH 1,5M vào dung dịch Y, lọc bỏ kết tủa, cô cạn phần dung dịch nước lọc, sau đó nung đến khối lượng không đổi, thu được 60,07 gam rắn khan. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X là
A. 32,2%. B. 24,2%.
C. 48,3%. D. 18,6%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến