Đốt cháy hoàn toàn 9,1 gam hỗn hợp E gồm hai axit cacboxylic X, Y (MX < MY), thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Phần trăm khối lượng oxi trong phân tử Y là
A. 71,11%. B. 69,57%. C. 53,33%. D. 49,45%.
nCO2 = 0,2 và nH2O = 0,15
Bảo toàn khối lượng —> nO(E) = (mE – mC – mH)/16 = 0,4
—> nO = 2nC
—> E chứa các chất không có C ở gốc axit
—> HCOOH và HOOC-COOH
—> %O trong Y = 71,11%
Cho bột CuO đốt nóng dư vào bình đựng 81,282 gam ancol A no mạch hở. Lượng chất rắn sau phản ứng tác dung dịch HNO3 loãng dư thu được 39,1552 lít khí NO duy nhất (đktc). Công thức phân tử của A là:
A. C2H5OH B. C2H4(OH)2 C. C3H6(OH)2 D. CH3(CH2)2OH
Đốt cháy 19,2 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe (tỉ lệ 1:1) trong oxi một thời gian thu được 21,12 gam hỗn hợp rắn X. Hoà tan hết X trong 268 gam dung dịch HNO3 31,5% vừa đủ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm 0,16 mol khí NO và a mol khí NO2. Cô cạn dung dịch Y, sau đó nung tới khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn giảm 57,28g. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong dung dịch có giá trị gần nhất với?
A. 10,4% B. 9,3% C. 12,1% D. 7,0%
hòa tan hết 1 mol hỗn hợp x gồm Fe3O4, FeO, Fe(OH)2, FeCO3,Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl được dung dịch Y chứa 212,9 gam chất tan và 22,4 gam hỗn hợp khí Z gồm NO, NO2 và 0,2 mol CO2(không còn sản nào khử khác). Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 487,9 gam kết tủa. Mặt khác, cho Y tác dụng với 3,2 mol NaOh thu được 107 gam kết tủa. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. % của Fe(NO3)2 trong X là
Hiện tượng gì sẽ xảy ra viết phương trình phản ứng nếu có.
a. Cho dây sắt nóng đỏ vào bình chứa khí clo.
b. Cho luồng khí CO qua bột CuO đun nóng đỏ.
c. Cho CO2 qua dung dịch nước vôi trong.
d. Nhỏ dung dịch HCL vào dung dịch natri cacbonat.
e. Dẫn khí etilen qua dung dịch brom.
f. Đưa bình hỗn hợp CH4 và C2H2 ra ngoài ánh sáng.
Cho hỗn hợp gồm 0,04 mol Al và 0,35 mol Fe tác dụng với dung dịch chứa hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và H2SO4, thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp hai khí (gồm NO và H2), dung dịch chứa m gam muối và 10,04 gam hỗn hợp hai kim loại (trong đó kim loại mạnh hơn chiếm 80,88% khối lượng). Giá trị của m là
A. 47,84. B. 39,98. C. 38,00. D. 52,04.
Este X có công thức phân tử là C9H10O2, a mol X tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH, thu được dung dịch Y không tham gia phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 9.
Cho m gam Ba tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3, thu được dung dịch X và 5,376 lít khí Y (ở đktc, phản ứng chỉ tạo một sản phẩm khử duy nhất của N+5). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn cho tiếp m gam Ba vào dung dịch X (đun nóng nhẹ), thu được 43,008 khí Z (đktc). Giá trị của m gần nhất với:
A. 224. B. 230. C. 234. D. 228.
Hòa tan hết m gam hỗn hợp rắn A gồm Mg, Cu(NO3)2, Fe, FeCO3 bằng dung dịch chứa H2SO4 và 0,054 mol NaNO3, thu được dung dịch B chỉ chứa 75,126 gam các muối (không có ion Fe3+) và thấy thoát ra 7,296 gam hỗn hợp khí X gồm N2, N2O, NO, H2, CO2 (Trong X có chứa 0,024 mol H2). Cho dung dịch NaOH 1M vào dung dịch B đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 38,064 gam thì dùng hết 1038 ml dung dịch NaOH. Mặt khác, cho BaCl2 vào dung dịch B vừa đủ để kết tủa hết SO42-, sau đó cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào thì thu được 307,248 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính phần trăm khối lượng FeCO3 có trong hỗn hợp A.
Hỗn hợp X gồm H2 và 2 hidrocacbon A, B. Đun nóng 0,9 mol hỗn hợp X có mặt Ni làm xúc tác thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với He là 10,5. Chia Y thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Dẫn qua dung dịch Br2 thấy khối lượng Br2 phản ứng m gam, thu được hidrocacbon A duy nhất thoát ra khỏi bình có V = 2,24 l (đktc).
Phần 2: Đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng 27,72 l O2 (đktc) thu được CO2 và H2O có tỉ lệ khối lượng tương ứng 11 : 4,5
Giá trị của m:
A. 41 B. 42 C. 44 D. 43
Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch chứa a mol Na2SO4 và b mol Al2(SO4)3. Lượng kết tủa tạo ra được biểu diễn bằng đồ thị bên.
Giá trị của a là
A. 0,03. B. 0,06. C. 0,08. D. 0,30.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến