Cho các cặp dung dịch sau: (a) NaOH và Ba(HCO3)2; (b) NaOH và AlCl3; (c) NaHCO3 và HCl; (d) NH4NO3 và KOH; (e) Na2CO3 và Ba(OH)2; (f) AgNO3 và Fe(NO3)2. Số cặp dung dịch khi trộn với nhau có xảy ra phản ứng là
A. 5. B. 6. C. 4. D. 3.
(a) NaOH + Ba(HCO3)2 —> BaCO3 + Na2CO3 + H2O
(b) AlCl3 + NaOH —> Al(OH)3 + NaCl
(c) NaHCO3 + HCl —> NaCl + CO2 + H2O
(d) NH4NO3 + KOH —> KNO3 + NH3 + H2O
(e) Na2CO3 + Ba(OH)2 —> BaCO3 + NaOH
(f) AgNO3 + Fe(NO3)2 —> Ag + Fe(NO3)3
Cho 38,1 gam hỗn hợp X gồm CH3COOC6H5 (phenyl axetat) và Val-Gly-Ala (tỉ lệ mol 1 : 1) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 54,5. B. 56,3. C. 58,1. D. 52,3.
Cho các chất X, Y, Z, T đều tác dụng với H2SO4 và thỏa mãn sơ đồ: Fe(NO3)2 → X → Y → Z → T. Mỗi mũi tên ứng với một phản ứng. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. FeS, Fe(OH)2, FeO, Fe. B. FeCO3, FeO, Fe, FeS.
C. FeCl2, Fe(OH)2, FeO, Fe. D. FeS, Fe2O3, Fe, FeCl3.
Cho sơ đồ phản ứng.
X (C6H11O4N) + NaOH → Y + Z + H2O.
Y + HCl → HOOC–CH(NH3Cl)–CH2–CH2–COOH + NaCl.
Biết X, Y, Z là các hợp chất hữu cơ. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Y là axit glutamic. B. X có hai cấu tạo thỏa mãn.
C. Phân tử X có hai loại chức. D. Z là ancol etylic.
Cho 14,2 gam P2O5 vào V ml dung dịch NaOH 1M, phản ứng xong cô cạn dung dịch thu được 27,3 gam chất rắn. Giá trị của V là
A. 350,0. B. 462,5. C. 600,0. D. 452,5.
Cho hỗn hợp X gồm amino axit Y (H2NCxHyCOOH) và 0,01 mol H2NC3H5(COOH)2 tác dụng với 50 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Z. Dung dịch Z tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch chứa 8,135 gam muối. Phân tử khối của Y là
A. 117. B. 75. C. 103. D. 89.
Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3) với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện 2,68A. Sau thời gian điện phân t (giờ), thu được dung dịch Y (chứa hai chất tan) có khối lượng giảm 10,375 gam so với dung dịch ban đầu. Dung dịch Y phản ứng vừa hết với 2,55 gam Al2O3. Giá trị của t gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3,5.
Chất hữu cơ mạch hở X có công thức C8H15O4N. Cho m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được (m + 1) gam muối Y của amino axit và hỗn hợp Z gồm hai ancol. Giá trị của m là
A. 15,75. B. 7,27. C. 94,50. D. 47,25.
Đốt cháy hoàn toàn 9,1 gam hỗn hợp E gồm hai axit cacboxylic X, Y (MX < MY), thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Phần trăm khối lượng oxi trong phân tử Y là
A. 71,11%. B. 69,57%. C. 53,33%. D. 49,45%.
Cho bột CuO đốt nóng dư vào bình đựng 81,282 gam ancol A no mạch hở. Lượng chất rắn sau phản ứng tác dung dịch HNO3 loãng dư thu được 39,1552 lít khí NO duy nhất (đktc). Công thức phân tử của A là:
A. C2H5OH B. C2H4(OH)2 C. C3H6(OH)2 D. CH3(CH2)2OH
Đốt cháy 19,2 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe (tỉ lệ 1:1) trong oxi một thời gian thu được 21,12 gam hỗn hợp rắn X. Hoà tan hết X trong 268 gam dung dịch HNO3 31,5% vừa đủ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm 0,16 mol khí NO và a mol khí NO2. Cô cạn dung dịch Y, sau đó nung tới khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn giảm 57,28g. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong dung dịch có giá trị gần nhất với?
A. 10,4% B. 9,3% C. 12,1% D. 7,0%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến