Điện phân dung dịch NaHSO4 với điện cực trơ thì pH dung dịch thay đổi như thế nào v ạ , ad chỉ e phương trình điện phân với …
NaHSO4 —> Na+ + H+ + SO42-
Các ion Na+, SO42- không bị điện phân.
Tại catot: 2H+ + 2e —> H2
Tại anot: 2H2O —> O2 + 4H+ + 4e
H+ sinh ra ở anot bù lại H+ mất đi ở catot nên lượng H+ không thay đổi, như vậy coi như điện phân H2O:
2H2O —> 2H2 + O2
H2O bị điện phân làm thể tích dung dịch giảm dần —> Nồng độ H+ tăng dần —> pH giảm dần.
Tuy nhiên mức độ giảm này rất chậm.
Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic (chỉ chứa nhóm -COOH) đều mạch hở, có mạch C không phân nhánh và có tỉ lệ mol 2 : 3. Cho 20,88 gam X tác dụng với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần dùng cho phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp rắn Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 7,616 lít O2 (đktc), thu được Na2CO3 và 18,32 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong Y là
A. 57,66 B. 65,52 C. 32,60 D. 63,88
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
(Các muối có kí hiệu trùng nhau là một muối)
Đốt cháy 18,68 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al, Fe trong khí O2 một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X vào 136,5 gam dung dịch HNO3 60%, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y chỉ chứa 88,84 gam các muối và thấy thoát ra 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO, NO2. Dung dịch Y tác dụng tối đa với 1,24 mol NaOH, sau khi phản ứng kết thúc lấy kết tủa thu được nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 22,4 gam chất rắn.
Tìm phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp kim loại ban đầu?
Cho 2,7 gam Al vào 200ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch X. Thêm từ từ 100 ml dung dịch HNO3 vào dung dịch X thu được 5,46 gam kết tủa. Nồng độ mol của HNO3 là
A. 2,5 hoặc 3,9 B. 2,7 hoặc 3,6
C. 2,7 hoặc 3,5 D. 2,7 hoặc 3,9
Hỗn hợp E gồm hai tripeptit mạch hở X, Y (MX < MY) và chất béo Z, trong đó X, Y được tạo ra từ các amino axit có dạng NH2CnH2nCOOH, Z được tạo ra từ axit panmitic và axit stearic. Thủy phân hoàn toàn 28,22 gam E trong dung dịch chứa 0,33 mol NaOH vừa đủ, thu được 38,7 gam muối. Biết trong E, số mol của X nhỏ hơn số mol của Y. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 35,97 B. 43,41 C. 46,88 D. 50,35
Đun nóng este X đơn chức cần dùng 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 42,0 gam muối khan. Số nguyên tử hiđro trong este X là
A. 8. B. 6.
C. 12. D. 10.
Hòa tan hoàn toàn 9,2 gam Na vào 90,8 gam nước, thu được dung dịch X. Giả sử nước bay hơi không đáng kể, nồng độ phần trăm (C%) của NaOH trong dung dịch X là
A. 9,24%. B. 16,06%.
C. 9,20%. D. 16,00%.
Cho a gam dung dịch chứa chất X tác dụng vừa đủ với a gam dung dịch chứa chất Y, thu được 2a gam dung dịch chứa một muối Z duy nhất. Cho dung dịch HNO3 loãng dư vào Z, thấy khí không màu thoát ra. Chất X và Y là
A. NaHCO3 và KOH. B. Fe(NO3)2 và AgNO3.
C. Na2CO3 và Ba(HCO3)2. D. NaOH và NaHCO3.
Hỗn hợp X gồm glyxin, valin, lysin và axit glutamic; trong đó tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi là 7 : 15. Cho 29,68 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ dung dịch chứa 0,32 mol NaOH và 0,3 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị m là
A. 59,07. B. 60,04.
C. 59,80. D. 61,12.
Tiến hành hai thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dùng dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M.
– Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dùng dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,5M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Biểu thức liên hệ giữa V1 và V2 là
A. V1 = 5V2. B. V1 = 2V2.
C. V1 = 10V2. D. V1 = V2.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến