Phân tích x gam chất hữu cơ A chỉ thu a gam CO2 và b gam H2O. Biết 3a = 11b và 7x = 3(a + b). Tỉ khối hơi của A so với không khí nhỏ hơn 3. Công thức cấu tạo của A là:
A. C3H4O2 B. C2H4O2 C. C3H6O2 D. C4H6O2
Tự chọn a = 44 —> b = 12 —> x = 24
nC = nCO2 = 1
nH = 2nH2O = 4/3
nO = (x – mC – mH)/16 = 2/3
—> C : H : O = 1 : 4/3 : 2/3 = 3 : 4 : 2
MX < 29.3 = 87 —> X là C3H4O2
Thanks
Có một miếng kim loại Na để ngoài không khí ẩm một thời gian biến thành sản phẩm A. Cho A tan vào nước được dung dịch B. Cho dung dịch B vào dung dịch NaHSO4. Viết phương trình hóa học của quá trình thí nghiệm trên.
Cho hỗn hợp X gồm anken và hidro có tỉ khối so với heli bằng 3,33. Cho X đi qua bột niken nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với heli là 4. CTPT của X là
A. C2H4 B. C3H6 C. C4H8 D. C5H10
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(b) Cho dung dịch chứa a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol KHCO3.
(c) Sục khí NO2 vào dung dịch NaOH loãng, dư.
(d) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl đặc, dư.
(e) Cho bột Cu đến dư vào dung dịch FeCl3.
(g) Cho a mol P2O5 vào dung dịch chứa 2a mol NaOH.
Sau khi kết thúc các phản ứng. Số thí nghiệm thu được dung dịch có chứa hai muối là
A. 3. B. 6.
C. 4. D. 5.
Hòa tan hết 35,18 gam rắn X gồm Fe3O4 và CuO vào dung dịch H2SO4 loãng (dùng rất dư), thu được 150 ml dung dịch Y. Lấy 20 ml dung dịch Y đem chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,1M thì đã dùng hết 30 ml dung dịch. Nếu thổi khí CO đến dư qua 35,18 gam rắn X nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị gần nhất của m là
A. 30,0. B. 26,0.
C. 28,0 . D. 24,0.
Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I=5A, đến khi khối lượng dung dịch giảm 13,65 gam thì dừng điện phân. Cho a gam bột Al vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thu được 2,688 lít khí H2 (đktc); đồng thời thu được (a – 1,47) gam kim loại. Giả sử các khí sinh ra không tan trong nước. Giá trị của m là
A. 29,91. B. 30,87.
C. 30,71. D. 31,67.
Hỗn hợp A gồm Na và Al4C3 hoà tan vào nước chỉ thu được dung dịch B và 3,36 lít khí C (đktc). Khối lượng Na tối thiểu cần dùng là:
A. 0,15g B. 2,76g
C. 0,69g D. 4,02g
Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, FeCO3 và Fe(OH)2 trong bình chân không, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và a mol hỗn hợp khí và hơi Y gồm NO2, CO2 và H2O. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X trong 120 gam dung dịch H2SO4 14,7%, thu được dung dịch chỉ chứa 38,4 gam muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp khí gồm NO và CO2. Giá trị của a là:
A. 0,18. B. 0,24. C. 0,30. D. 0,36
Hoà tan hết 36,56 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 1,1 mol HCl và 0,02 mol HNO3. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối clorua và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 2:5). Dung dịch Y hoà tan tối đa 7,68 gam bột Cu. Tính phần trăm khối lượng đơn chất Fe trong hỗn hợp X.
Hỗn hợp E gồm X là một axit cacboxylic mạch hở, không phân nhánh và Y là một ancol hai chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 gam E thu được 5,5 gam CO2 và 2,34 gam H2O. Mặt khác, khi cho cùng một lượng E trên phản ứng với Na dư thì thu được 784 ml khí H2 (đktc). Nhận định nào sau đây là đúng?
A. X có tên gọi là axit acrylic.
B. Y có công thức phân tử là C3H8O2.
C. X cho được phản ứng tráng gương.
D. X chỉ có một đồng phân cấu tạo duy nhất.
Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch H2SO4 và 0,07 mol HNO3, thấy thoát ra 1,12 lít hỗn hợp khí có số mol bằng nhau, trong đó có NO. Thêm tiếp dung dịch H2SO4 dư vào bình thu được 0,448 lít khí NO và dung dịch Y gồm 2 ion dương. Cho từ từ AgNO3 vào dung dịch Y tới khi không còn khí NO (duy nhất) thoát ra thì vừa hết 8,5 gam AgNO3. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Các khí đo ở đktc. Tính tổng thể tích khí thoát ra trong toàn bộ quá trình và giá trị m.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến