Khi cho các chất: Al, FeS, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, và dung dịch (NH4)2CO3 phản ứng với nhau từng đôi một thì số chất khí có thể thu được là
A. 5. B. 2.
C. 3. D. 4.
Thu được 4 chất khí:
Al + HCl hoặc NaOH —> H2
FeS + HCl —> H2S
(NH4)2CO3 + HCl —> CO2
(NH4)2CO3 + NaOH —> NH3
Có hai hợp chất X, Y chỉ chứa C, H, O thuộc loại no, đơn chức. Khi trộn lẫn hai chất X, Y theo tỉ lệ bất kì ta đều thu được hỗn hợp luôn luôn có tỉ khối hơi so với CO2 là 1,3636. Khi lấy cùng một lượng bằng nhau của hỗn hợp gồm X và Y, cho tác dụng với Na2CO3 và Na thì thể tích khí CO2 và thể tích khí H2 bay ra đo ở cùng điều kiện không bằng nhau. Xác định công thức cấu tạo của X và Y
Từ nguyên liệu chính là FeS2, quặng boxit (thành phần chính là Al2O3.2H2O có lẫn một ít Fe3O4 và các tạp chất trơ khác), không khí, than đá và các hóa chất phụ gia khác. Hãy điều chế sắt kim loại và muối nhôm sunfat, viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng.
(ad ghi rõ các chất trong nguyên liệu giúp em với ạ. Em cảm ơn)
Hỗn hợp X gồm Al, Fe. Chia m gam X làm 2 phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch A và 5,152 lít khí (đktc). Phần 2 cho tác dụng hết với khí cho dư thu được 24,145 gam muối
a. Viết phương trình phản ứng đã xảy ra
b. Tính % khối lượng từng chất có trong X
Dẫn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 qua bột niken nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có thể tích 5,6 lít. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn Y thu được 8,8 gam CO2. Tính % thể tích C2H2 trong hỗn hợp X và hiệu suất phản ứng cộng H2 tính theo lượng H2 phản ứng.
Cho 11,6 gam hỗn hợp X gồm M, MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 10% được dung dịch Y có nồng độ 12,5% và 5,6 lít hỗn hợp khí Z có tỉ khối với H2 bằng 5,2. Cô cạn dung dịch Y và làm khan thì thu được 28,5 gam chất rắn. Kim loại M là :
A. Ca B. Mg C. Ba D. Zn
Cho 8,97 gam kim loại kiềm R tác dụng với 300 ml dung dịch AlCl3 0,4M, sau khi phản ứng xong, lọc bỏ kết tủa thì thu được dung dịch có khối lượng tăng 1,56 gam so với khối lượng dung dịch AlCl3 ban đầu. Kim loại R là:
A. K B. Na C. Li D. Rb
Cho m gam KOH vào 400 ml dung dịch NaHCO3 xM thu được 400 ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 200 ml dung dịch X vào 210 ml dung dịch H2SO4 0,5M thì thu được 3,36 lít khí CO2 (dktc). Cho 200 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, đun sôi cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 27,58 gam kết tủa. Giá trị của m và x lần lượt là:
A. 1,95 và 0,8 B. 7,8 và 0,6
C. 7,8 và 1,0 D. 8,96 và 1,0
Chia 1 lít dung dịch X chứa 2 hai chất tan NaHSO3 xM và Na2SO3 yM thành hai phần bằng nhau. – Cho phần 1 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 130,2 gam kết tủa. – Cho từ từ từng giọt đến hết phần 2 vào 500 ml dung dịch H2SO4 0,5M đồng thời đun nhẹ để đuổi hết khí SO2 ra khỏi dung dịch nhưng không làm phân hủy các muối. Sau phản ứng thu được 8,96 lít khí SO2 (dktc). Giá trị của x,y là:
A. 0,9 và 0,3 B. 0,3 và 0,9
C. 0,45 và 0,75 D. 0,4 và 0,8
Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng với 200 ml dung dịch AlCl3 0,9M, thu được dung dịch Y và 9,36 gam kết tủa. Mặt khác cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 250 ml dung dịch HCl 2M rồi cô cạn sau phản ứng thu được 36,45 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng kim loại kiềm có nguyên tử khối nhỏ trong X là:
A. 54,12% B. 61,35% C. 26,68% D. 42,62%
Hỗn hợp E gồm hai muối MX và RY trong đó M, R là hai kim loại thuộc nhóm IA và ở hai chu kì liên tiếp; X, Y là hai halogen ở hai chu kì liên tiếp. Biết rằng 65,7 gam E tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch AgNO3 1,0M, sau phản ứng thu được 103,4 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối nhỏ trong hỗn hợp E là:
A. 45,66% B. 45,28% C. 54,34% D. 57,08%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến