Nhận biết các dung dịch sau mà không dùng thêm thuốc thử nào khác:
a. NaHCO3, HCl, Ba(HCO3)2, MgCl2, NaCl
b. NaCl, HCl, Na2CO3, H2O
c. Ba(HCO3)2, Na2CO3, NaHCO3, Na2SO4, NaHSO3, NaHSO4
d. NaOH, NH4Cl, BaCl2, MgCl2, H2SO4
a. Đun nhẹ:
+ Có khí: NaHCO3 (Thu được dung dịch Na2CO3)
+ Có khí + Kết tủa: Ba(HCO3)2.
Lấy Na2CO3 cho vào 3 mẫu còn lại:
+ Có khí: HCl
+ Có kết tủa: MgCl2
+ Trong suốt: NaCl
b. Lấy cặp dung dịch bất kỳ đổ vào nhau:
+ Có khí: HCl và Na2CO3 (A)
+ Không có khí: NaCl và H2O (B)
Đun cạn nhóm B, còn lại chất rắn là NaCl, bay hơi hết là H2O.
Nhóm A: Đánh số (1)(2), cho từ từ dung dịch (1) vào (2):
+ Có khí ngay: (1) là Na2CO3, (2) là HCl
+ Một lúc sau mới có khí: (1) là HCl, (2) là Na2CO3
Este X mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức được tạo bởi từ axit cacboxylic có mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn X, thu được CO2 có số mol gấp 12/11 lần số mol O2 phản ứng. Đun nóng a mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol Y và a mol muối Z. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. X có tồn tại đồng phân hình học.
B. Đun nóng Z với H2SO4 đặc ở 170°C, thu được một anken duy nhất.
C. Để làm no hoàn toàn 1 mol X cần dùng 2 mol H2 (xúc tác Ni, t°).
D. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol Z, thu được 2 mol CO2 và 1 mol H2O
Nung hết 3,6 gam M(NO3)n thu được 1,6 gam chất rắn không tan trong nước. Tìm công thức muối nitrat đem nung.
Nung nóng hỗn hợp gồm Al, Al2O3 và FeO trong khí trơ, thu được rắn X gồm Al, Fe, Al2O3 và FeO (Al2O3 và FeO có tỉ lệ mol 1 : 1). Chia X làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH loãng, thấy thoát ra 0,06 mol khí H2 và còn lại 10,08 gam rắn không tan. Nếu cho phần 2 vào dung dịch HCl loãng dư, thu được 0,15 mol khí H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5); đồng thời thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 144,24 gam. B. 146,40 gam.
C. 145,69 gam. D. 143,53 gam.
Hỗn hợp X chứa metylamin và trimetylamin có tỉ khối so với metan bằng 2,6375. Hỗn hợp Y chứa O2 và O3 có tỉ khối so với hiđro bằng 276/13. Đốt cháy hoàn toàn V1 lít khí X cần dùng V2 lít khí Y. Biết các khí đều đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Tỉ lệ V2 : V1 là
A. 3,2. B. 2,8. C. 2,6. D. 3,0.
Cho m gam hỗn hợp gồm Mg và Fe vào 400 ml dung dịch chứa FeCl3 1M và CuCl2 0,8M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thu được dung dịch X chỉ chứa một muối duy nhất và 1,52m gam rắn không tan. Giá trị gần nhất m là
A. 24. B. 36. C. 18. D. 48.
Hỗn hợp X gồm ba este đều no, mạch hở; trong đó có hai este hai chức, hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, thu được 0,54 mol CO2 và 0,48 mol H2O. Đun nóng 0,2 mol X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được một ancol duy nhất và m gam muối. Giá trị m là
A. 19,76 gam. B. 22,00 gam.
C. 24,08 gam. D. 17,84 gam.
Cho 10,96 gam Ba vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M, kết thúc phản ứng, thu được dung dịch có khối lượng giảm m gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị m là
A. 15,60 gam. B. 15,52 gam.
C. 15,68 gam. D. 17,64 gam.
Thủy phân hoàn toàn 83,88 gam peptit X, thu được hỗn hợp gồm 27,0 gam glyxin; 32,04 gam alanin và 42,12 gam valin. Số liên kết peptit trong X là
A. 5. B. 9. C. 8. D. 6.
Thủy phân este X mạch hở, thu được một axit Y cho được phản ứng tráng gương và một ancol no Z. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol ancol Z cần dùng 2,5 mol oxi. Công thức phân tử của X là
A. C4H6O2. B. C5H8O4. C. C4H6O4. D. C5H8O4.
Đốt cháy hết a mol chất béo X thu được b mol H2O và V lít khí CO2 (đktc). Mặt khác a mol chất béo X có thể phản ứng tối đa với 5a mol Br2 trong dung dịch. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là
A. V = 22,4(4a –b).
B. V = 22,4(7a + b).
C. V = 22,4(3a + b).
D. V = 22,4(6a + b).
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến