Hòa tan hết hỗn hợp gồm Fe3O4 và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) trong dung dịch chứa x mol HCl loãng, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của x là
A. 1,12. B. 1,24. C. 1,20. D. 1,18.
nFe3O4 = nAl2O3 = a
—> nFe3+ = nAl3+ = 2a và nFe2+ = a
Khi Al(OH)3 bị hòa tan hết thì:
n↓ = 2a + a = 0,24 —> a = 0,08
nOH- = 1,4 = nH+ + 3nFe3+ + 4nAl3+ + 2nFe2+
—> nH+ dư = 0,12
nH2O = nO = 7a = 0,56
Bảo toàn H —> nHCl = nH+ dư + 2nH2O = 1,24
Gdgdgs.
ad giải thích rõ ràng dễ hiểu em cảm ơn
tại sao nHCl = nH+ dư + 2nH2O ạ ?
Hỗn hợp E có khối lượng là 28,6 gam gồm 3 este X; Y; Z mạch hở, không chứa nhóm chức khác có số liên kết pi lần lượt là a + 2; a + 3; a (với a > 2; a thuộc N*) với số mol tương ứng: x mol; 1,5x mol; 3x mol. Đốt cháy hoàn toàn E cần dùng 1,27 mol O2 ; sản phẩm thu được sau phản ứng gồm CO2 và H2O, số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 17,5x mol. Thủy phân E trong 360 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) thì thu được hỗn hợp T các muối đơn chức và hỗn hợp các ancol no có số cacbon kế tiếp nhau. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong T gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 60%. B. 70%. C. 80%. D. 90%.
Cho 3,9 gam hỗn hợp Al, Mg tỉ lệ mol 2 : 1 tan hết trong dung dịch chứa KNO3 và HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch A chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối trung hòa và 2,24 lít hỗn hợp khí B gồm NO và H2. Khí B có tỉ khối so với H2 bằng 8. Giá trị của m gần giá trị nào nhất?
A. 24 B. 26 C. 28 D. 30
Este X no, mạch hở được tạo bởi từ axit cacboxylic không phân nhánh (trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn x mol X cần dùng a mol O2, thu được H2O và a mol CO2. Thủy phân hoàn toàn x mol X trong môi trường axit, thu được một axit cacboxylic Y và 2x mol ancol Z. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. (HCOO)2C2H4. B. CH2(COOCH3)2.
C. (COOC2H5)2. D. (HCOO)2C3H6.
Crackinh một lượng n-butan thu được hỗn hợp gồm 5 hidrocacbon. Cho hỗn hợp khí này sục qua dung dịch nước Brom dư thì lượng brom tham gia phản ứng là 24,8g và sau phản ứng khối lượng bình brom tăng 5,32g. Hỗn hợp khí còn lại sau khi đi qua dung dịch nước brom có tỷ khối so với metan là 1,9625. Tính hiệu suất phản ứng crackinh
Dung dịch X có 0,1 mol Fe2(SO4)3, 0,1 mol FeSO4 và 0,1 mol CuSO4. Cho khí H2S lội qua dung dịch X đến dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 30,4 B. 39,2 C. 12,8 D. 16,0
Dung dịch Z gồm Na2CO3 0,4M; KHCO3 xM. Thêm từ từ 0,5 lít dung dịch Z vào 500 ml dung dịch HCl 1M sau phản ứng hoàn toàn thu được khí và dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y sau phản ứng hoàn toàn thu được 78,8 gam kết tủa. Giá trị x là:
A. 1,2 B. 1,6 C. 0,8 D. 2
Đốt 0,366 gam một hợp chất hữu cơ A, thu được 0,792 gam CO2 và 0,234 gam H2O. Mặt khác phân huỷ 0,549 gam chất đó thu được 37,42 cm3 nitơ (đo ở 27 độ C và 750mmHg). Tìm công thức phân tử của A, biết rằng phân tử của nó chỉ chứa một nguyên tử nitơ
Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol chất X bằng một lượng oxi vừa đủ là 0,616 lít, thu được 1,344 lít hỗn hợp CO2, N2 và hơi nước. Sau khi làm ngưng tụ hơi nước, hỗn hợp khí còn lại chiếm thể tích là 0,56 lít và có tỉ khối đối với hidro là 20,4. Xác định công thức phân tử của X, biết thể tích các khí đo ở đktc
Đốt cháy hoàn toàn m (gam) chất hữu cơ A chứa C, H, O khối lượng sản phẩm cháy là p (gam). Cho toàn bộ sản phẩm này qua dung dịch nước vôi trong có dư thì sau cùng thu được t gam kết tủa, biết p = 0,71t và t =(m + p)/1,02. Xác định công thức phân tử của A
Đốt cháy hoàn toàn 1,12 gam chất hữu cơ A, rồi cho hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy trong dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình chứa tăng 3,36 gam. Biết rằng số mol CO2 gấp 1,5 lần số mol của nước. CTPT của A là: (biết A có 1 nguyên tử oxi trong phân tử)
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến