Đốt cháy hoàn toàn 1,08 gam X gồm 2 hợp chất hữu cơ A và B (A và B khác dãy đồng đẳng và A nhiều hơn B một nguyên tử C) chỉ thu được H2O và 0,05 mol CO2. Biết tỉ khối của X so với H2 là 13,5. Tính % khối lượng của mỗi chất trong X.
MX = 27 —> nX = 0,04
Số C = nCO2/nX = 1,25
—> A có 2C và B có 1C
Đặt a, b là số mol A, B
—> nX = a + b = 0,04
nC = 2a + b = 0,05
—> a = 0,01 và b = 0,03
—> mX = 0,01A + 0,03B = 1,08
—> A + 3B = 108
B có 1C nên có thể là CH4 (16), HCHO (30), CH3OH (32) và HCOOH (46)
—> B = 16; A = 60: CH4 và C2H4O2
Cho m gam hỗn hợp chứa etyl isobutirat, 2-metyl propanoic, metyl butanoat tác dụng vừa đủ với 120 gam dung dịch NaOH 6% và KOH 11,2%, cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn X và a gam hỗn hợp hơi Y. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp Y thu được 114,84 gam nước. Giá trị m là
A. 43,12 B. 44,24 C. 42,56 D. 41,72
Hòa tan 63,55 gam hỗn hợp gồm (Zn, ZnO, Fe và Fe3O4) bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) (đktc) và dung dịch X. Biết dung dịch X tác dụng tối đa 3,2 mol NaOH và sau phản ứng thu được 53,5 gam kết tủa. Số mol HNO3 có trong dung dịch đem dùng ở trên là
A. 0,8 B. 2,7 C. 3,4 D. 3,2
Nhỏ rất từ từ cho đến hết 300 ml dung dịch HCl 2M vào dung dịch X chứa m gam Na2CO3 thu được 0,2 mol khí và dung dịch Y. Thêm tiếp dung dịch chứa Ca(OH)2 dư vào dung dịch Y, phản ứng kết thúc thu được n gam kết tủa. Giá trị m và n là
A. 42,4 và 20 B. 24,4 và 15 C. 63,6 và 40 D. 47,7 và 30
Cho a mol NaOH vào dung dịch chứa 0,03 mol AlCl3 và 0,02 mol HCl thu được 0,02 mol kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,08 hoặc 0,12 B. 0,08 hoặc 0,1 C. 0,08 D. 0,12
Tiến hành điện phân 300 ml dung dịch CuSO4 0,6M và NaCl 0,4M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp (với cường độ dòng điện không đổi I = 5A), đến khi dung dịch giảm 8,1 gam thì dừng điện phân. Nếu ta tiếp tục điện phân, sau thời gian t giây, tổng thể tích khí thoát ra ở hai cực là 4,032 lít (đktc). Giá trị của t là
A. 8492. B. 6948. C. 7720. D. 8106.
Hỗn hợp X chứa ba peptit đều mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon. Đun nóng 27,2 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 41,04 gam hỗn hợp Y gồm các muối của glyxin và alanin. Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 1,14 mol O2, thu được Na2CO3, CO2, N2 và H2O. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là
A. 44,1%. B. 31,9%. C. 36,2%. D. 37,2%.
Cho hỗn hợp gồm Al và Al(NO3)3 có tỉ lệ mol tương ứng 8 : 1 vào dung dịch chứa 0,84 mol NaHSO4 và 0,04 mol HNO3. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Y gồm N2O, N2 và H2 (trong đó có chứa 0,03 mol H2). Tỉ khối của Y so với H2 bằng a. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, thấy lượng NaOH phản ứng là 44,4 gam. Giá trị gần nhất của a là
A. 13. B. 12. C. 14. D. 15.
Đun nóng 0,05 mol este X chỉ chứa một loại nhóm chức với dung dịch KOH 8% (vừa đủ), chưng chất dung dịch sau phản ứng, thu được phần hơi chỉ chứa hơi nước có khối lượng 130,6 gam và hỗn hợp Y gồm ba muối, trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic kế tiếp. Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 0,525 mol O2, thu được 13,8 gam K2CO3; 17,6 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp Y là
A. 40,31%. B. 48,69%. C. 52,36%. D. 43,98%.
Nhúng thanh Mg vào 200 ml dung dịch chứa HCl 0,7M và FeCl3 0,6M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X. Giả sử thể tích không đổi, nồng độ mol/l của MgCl2 là
A. 1,15 B. 1,75 C. 1,25 D. 1,05
Hỗn hợp Q nặng 16,6 gam gồm Mg, oxit của kim loại A hóa trị 3 và của kim loại B hóa trị 2 được hòa tan bằng HCl dư thu được khí X bay lên và dung dịch Y. Dẫn X qua bột CuO đun nóng thu được 3,6 gam nước. Làm bay hơi hết nước của 1/2 dung dịch Y thu được 24,2 gam hỗn hợp muối khan. Đem điện phân 1/2 dung dịch Y đến khi khối lượng B tách hết ra ở cực âm thì ở cực dương thoát ra 0,71 gam khí Clo.
a. Xác định 2 kim loại A, B biết B không tan trong dung dịch HCl, MB > 2MA
b. Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong Q
c. Nêu tên và ứng dụng của hợp kim chứa chủ yếu 3 kim loại trên trong kĩ nghệ.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến