Cho dãy các chất sau: anilin, saccarozơ, amilozơ, glucozơ, triolein, tripanmitin, fructozơ, metyl fomat. Số chất trong dãy tác dụng được với nước Br2 là.
A. 4 B. 5 C. 6 D. 3
Anilin:
C6H5NH2 + 3Br2 —> C6H2Br3NH2↓ + 3HBr
Glucozo:
C6H12O6 + Br2 + H2O —> C6H12O7 + 2HBr
Triolein:
(C17H33COO)3C3H5 + 3Br2 —> C17H33Br2COO)3C3H5
Metyl fomat:
HCOOCH3 + Br2 + H2O —> CO2 + 2HBr + CH3OH
Cho các phát biểu sau:
(1) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ cũng như fructozơ thu được axit gluconic.
(2) Glucozơ, fructozơ là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất không thủy phân được.
(3) Thủy phân đến cùng xenlulozơ trong môi trường axit tạo ra nhiều phân tử monosaccarit.
(4) Trong phân tử saccarozơ gốc α-glucozơ và gốc β-glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.
(5) Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, ở điều kiện thường không tan trong nước nguội.
(6) Phân tử amilozơ và amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
Số phát biểu đúng là.
A. 5 B. 4 C. 6 D. 3
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3 dư;
(b) Cho bột Zn vào lượng dư dung dịch CrCl3;
(c) Dẫn khí H2 dư qua ống sứ chứa bột CuO nung nóng;
(d) Cho Ba vào lượng dư dung dịch CuSO4;
(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là.
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Peptit X mạch hở được tạo bởi từ glyxin và alanin. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng lượng oxi vừa đủ, sản phẩm cháy gồm CO2, N2 và 1,15 mol H2O. Số liên kết peptit có trong X là.
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Nhúng thanh Fe nặng m gam vào 300 ml dung dịch CuSO4 1M, sau một thời gian, thu được dung dịch X có chứa CuSO4 0,5M; đồng thời khối lượng thanh Fe tăng 4% so với khối lượng ban đầu. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi và lượng Cu sinh ra bám hoàn toàn vào thanh sắt. Giá trị m là.
A. 24 gam. B. 30 gam.
C. 32 gam. D. 48 gam.
Cho m gam dung dịch muối X vào m gam dung dịch muối Y, thu được 2m gam dung dịch Z chứa hai chất tan. Cho dung dịch BaCl2 dư hoặc dung dịch Ba(OH)2 dư vào Z, đều thu được a gam kết tủa. Muối X, Y lần lượt là.
A. NaHCO3 và NaHSO4 B. NaOH và KHCO3
C. Na2SO4 và NaHSO4. D. Na2CO3 và NaHCO3
Cho hỗn hợp rắn X gồm các chất có cùng số mol gồm BaO, NaHSO4, FeCO3 vào lượng nước dư, lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được rắn Y chứa:
A. BaSO4
B. BaO và BaSO4
C. BaSO4 và Fe2O3
D. BaSO4, BaO và Fe2O3
Cho 0,01 mol a-amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 0,1M hay 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Nếu cho 0,03 mol X tác dụng với 40 gam dung dịch NaOH 7,05% cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 6,15 gam chất rắn. Công thức của X là.
A. (H2N)2C3H5COOH. B. H2NC4H7(COOH)2.
C. H2NC2H3(COOH)2. D. H2NC3H5(COOH)2.
Đốt cháy 34,32 gam chất béo X bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 96,8 gam CO2 và 36,72 gam nước. Mặt khác 0,12 mol X làm mất màu tối đa V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là.
A. 120 ml B. 360 ml C. 240 ml D. 480 ml
Hòa tan hết 15,755 gam kim loại M trong 200 ml dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,365 gam rắn khan. Kim loại M là.
A. Ba B. Al C. Na D. Zn
từ m gam anpha amino axit X có một nhóm COOH và một nhóm NH2. điều chế được m1 gam đipeptit Y. cũng từ m gam X điều chế được m2 gam tetrapeptit Z. đốt cháy m1 gam Y thu được 3,24 gam H2O, đốt cháy m2 gam Z thu được 2,97 gam H2O. biết các phản úng sảy ra hoàn toàn, xác định m
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến