Hỗn hợp A gồm 0,1 mol Mg; 0,04 mol Al; 0,15 mol Zn. Cho hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 13,23 gam. Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.
Dễ thấy mMg + mAl + mZn = 13,23 —> Không có khí thoát ra —> Sản phẩm khử là NH4+
Bảo toàn electron: 8nNH4+ = 2nMg + 3nAl + 2nZn
—> nNH4+ = 0,0775
—> nHNO3 = 10nNH4+ = 0,775
Có một hỗn hợp B gồm nhôm và oxit sắt từ. Lấy 32,22 g hỗn hợp B đem nung nóng để phản ứng nhiệt nhôm xảy ra hoàn toàn. Chia hỗn hợp sau phản ứng thành 2 phần.
– Phần 1: tác dụng hết với dd NaOH dư, thu được 2,016 lít H2 (đktc).
– Phần 2: Hòa tan hết vào lượng dư axit HCl tạo ra 8,064 lít H2 (đktc).
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính số gam oxit sắt từ có trong 32,22 g hỗn hợp B.
Hỗn hợp khí X gồm một ankin M và H2 có tỉ lệ mol tương ứng 2:3. Nung 0,75 mol hỗn hợp X một thời gian xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với với H2 bằng 21,375. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau phản ứng hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 40 gam. Tìm công thức phân tử của M
Cho từ từ 100ml dung dịch HCl 2M vào m gam dung dịch X chứa NaHCO3 4,2% và Na2CO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 1,12 lít CO2 thoát ra (đktc). Cho nước vôi trong dư vào dung dịch Y thu được tối đa 20 gam kết tủa. Tính m:
A. 100 B. 300 C. 400 D. 200
Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì được 6,72 lít hỗn hợp khí gồm NO và N2O (không còn sản phẩm khử khác), biết khối lượng của dung dịch sau phản ứng không thay đổi. Tính m.
A. 9,54 B. 9,45 C. 9,24 D. 9,42
Hợp chất hữu cơ X mạch hở được cấu tạo từ hai nguyên tố C và H, trong đó C chiếm 88,235% về khối lượng. Mặt khác, hidro hóa hoàn toàn X thu được hợp chất Y. Clo hóa Y (theo tỉ lệ mol 1:1) thu được 4 dẫn xuất monoclo là đồng phân của nhau. Tìm các công thức cấu tạo có thể có của X.
Hỗn hợp A gồm C2H6, C2H2, C2H4. Nếu lấy toàn bộ lượng C2H2 có trong 5,96 gam hỗn hợp A đem trùng hợp có xúc tác cacbon ở 600 độ C thu được 1,56 gam benzen. Mặt khác 9,408 lít hỗn hợp A ở đktc tác dụng vừa đủ 170ml dung dịch Br2 2M. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A
Một hỗn X gồm CH3COOH, CH2=CH-CH2OH, CH3CH2OH và C3H5(OH)3. Cho 25,4 gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác đem đốt cháy hoàn toàn 25,4 gam hỗn hợp X thu được a mol CO2 và 27 gam H2O. Giá trị của a là?
A. 1,25 B. 1,00 C. 1,40 D. 1,20
Cho hỗn hợp N2 và H2 vào bình phản ứng có nhiệt độ không đổi. Sau thời gian phản ứng áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Biết tỉ lệ số mol của N2 đã phản ứng là 10%. Tính thành phần phần trăm về số mol của N2 và H2 trong hỗn hợp đầu?
Cho 41,23 gam hỗn hợp gồm axit glutamic và tripeptit Lys-Ala-Gly phản ứng với 200 ml dung dịch HCl thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 2M vào X thì phản ứng vừa đủ tạo thành dung dịch Y. Cô cạn Y thì thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là
A. 66,42 B. 70,27 C. 54,89 D. 63,31
A là hỗn hợp chứa Fe, Al, Mg cho một luồng khí O2 đi qua 21,4 gam A nung nóng thu được 26,2 gam hỗn hợp rắn B. Cho toàn bộ B vào bình chứa 400 gam dung dịch HNO3 (dư 10% so với lượng phản ứng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có NO và N2 thoát ra với tỷ lệ mol 2 : 1. Biết khối lượng dung dịch C sau phản ứng là 421,8 gam, số mol HNO3 phản ứng là 1,85 mol. Tổng khối lượng các chất tan có trong bình sau phản ứng là:
A. 156,245 B. 134,255 C. 124,346 D. 142,248
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến