Na2CO3 → CO2 → C → Si → SiO2 → Na2SiO3 → H2SiO3 → SiO2 → CO → Fe
Na2CO3 + 2HCl —> 2NaCl + CO2 + H2O
CO2 + 2Mg —> 2MgO + C
C + SiO2 —> Si + CO2
Si + O2 —> SiO2
SiO2 + 2NaOH —> Na2SiO3 + H2O
Na2SiO3 + 2HCl —> H2SiO3 + 2NaCl
H2SiO3 —> SiO2 + H2O
SiO2 + 2C —> Si + 2CO
CO + FeO —> CO2 + Fe
Cho m gam hỗn hợp X gồm CuO, FeO, Fe3O4 có số mol bằng nhau tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ 250ml dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y và 3,136 lit hỗn hợp khí NO2, NO (đktc). Tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 là 20,143. Tính giá trị m và CM HNO3?
Hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 có khối lượng là 17,28 gam được chia thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho vào 1 cốc đựng CuSO4 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 8,8 gam chất rắn
Phần 2: Hòa tan bằng dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch A và 8,96 khí NO ( đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 42 gam 1 muối sắt duy nhất.
a) Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu.
b) Xác định CTHH của muối sắt.
Điện phân một dung dịch NaCl cho đến khi hết muối với I = 1,61A thấy mất hết 60 phút.
a) Tính khối lượng khí Cl2 bay ra biết điện phân có màng ngăn.
b) Trộn lẫn dung dịch thu được sau điện phân với một dung dịch có chứa 0,04 mol H2SO4 rồi cô cạn dung dịch. Tính khối lượng muối khan thu được. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Hỗn hợp X gồm etilen, propin, but-1-in, vinyl axetilen và andehit axetic, trong đó andehit axetic chiếm 1/7 về thể tích. Nung nóng 0,42 mol hỗn hợp X với 0,54 mol H2 xúc tác Ni sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 467/21. Dẫn Y qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có 0,06 mol AgNO3 phản ứng và thu được m gam kết tủa. Khí thoát ra chỉ chứa các hiđrocacbon (không có ankadien). Dẫn qua bình đựng dung dịch Brom dư thấy khối lượng Brom phản ứng là 22,4 gam đồng thời khối lượng của bình tăng 5,6 gam thì tiếp tục thấy 4,032 lít hỗn hợp khí thoát ra có tỉ khối so với H2 bằng 212/9. Biết rằng đốt cháy 0,42 mol hỗn hợp X cần dùng 1,65 mol O2. Giá trị m gần nhất là:
A. 9,8. B. 9,4. C. 8,5. D. 9,6
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Al và Ba có số mol bằng nhau vào nước được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch X đến khi lượng kết tủa đạt giá trị lớn nhất thấy dùng hết 200 ml. Tính m
A. 8,2 B. 16,4 C. 13,7 D. 4,1
Cho m gam hỗn hợp Ba, Al, Al2O3 vào nước thu được dung dịch A chỉ chứa Ba[Al(OH)4]2 và 8,96 lít khí H2 (đktc). Cho dung dịch chứa 0,65 mol HCl vào dung dịch A thu được 35,1 gam kết tủa. Tính m
A. 53,32 B. 58,72 C. 57,35 D. 55,36
Hỗn hợp X gồm x mol Al và y mol Na.
Hỗn hợp Y gồm y mol Al và x mol Na.
TN1: Hòa tan hỗn hợp X vào nước dư thu được dung dịch X1; 5,376 lít khí H2(Đktc) và m gam chất rắn không tan.
TN2: Hòa tan hỗn hợp Y vào nước dư thu được dung dịch Y1 trong đó khối lượng NaOH là 1,2 gam. Khối lượng của (x+y) mol Al là:
A.6,75
B.7,02
C.7,29
D.7,56
Hỗn hợp X gồm FeCl3 và CuCl2 đem hòa tan trong nước được dung dịch X. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với 0,5 lít dung dịch AgNO3 0,5M tạo ra 31,57 gam kết tủa và dung dịch B. Phần 2 cho tác dụng với một lượng dung dịch NaOH 0,4M vừa đủ để kết tủa hết 2 hiđroxit. Kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi tạo ra chất rắn nặng 7,2 gam.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Trong dung dịch B có chứa muối clorua không?
b) Tính khối lượng FeCl3, CuCl2 trong hỗn hợp X và thể tích dung dịch NaOH đã dùng
Hòa tan 79,92 gam hợp chất X là tinh thể muối sunfat ngậm nước của kim loại R (chỉ có một hóa trị duy nhất) vào nước rồi chia dung dịch thành ba phần bằng nhau. Thổi khí NH3 dư vào phần một, lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi, thu được 4,08 gam chất rắn là hợp chất của R. Thêm lượng dư dung dịch Ba(NO3)2 vào phần hai, được 27,96 gam kết tủa.
a) Tìm công thức của X
b) Cho 250 ml dung dịch KOH vào phần ba, tạo ra 2,34 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch KOH
Hỗn hợp A gồm bột kẽm và bột lưu huỳnh. Nung nóng A một thời gian trong bình kín (không có không khí) thu được chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thấy còn lại 2,8 gam chất rắn không tan và 13,44 lít khí thoát ra (đktc) có tỉ khối so với hidro là 10,33.
Tính khối lượng của hỗn hợp A và hiệu suất phản ứng giữa kẽm với lưu huỳnh
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến