Đốt cháy hết 14,2 gam hỗn hợp gồm Cu, Al, Mg trong oxi tạo ra 22,2 gam các oxit. Hòa tan hết các oxit đó trong dung dịch axit clohiđric. Tính tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng?
nO = (22,2 – 14,2)/16 = 0,5
—> nH2O = nO = 0,5
—> nHCl = 2nH2O = 1
m muối = m kim loại + mCl- = 14,2 + 1.35,5 = 49,7
A,B là các hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ chứa một trong các nhóm chức OH, CHO, COOH. cho 24,3 gam hỗn hợp gồm A và B tác dụng với 200ml dung dịch AgNO3 2,5M trong amoniac, lúc đó tất cả Ag+ bị khử hết thành Ag kim loại. lấy các muối amoni tạo thành cho tác dụng hết với dung dịch H2SO4 và chưng cất để lấy hỗn hợp axit hữu cơ. cho Na2CO3 từ từ vào hỗn hợp axit đó đến khi hết thoát khí thì thu được 4,923 lít CO2 ( ở 21độ C và 744,8 mmHg) và dung dịch chứa 34,9 gam hỗn hợp hai muối của 2 axit hữu cơ .a/ hỏi công thức cấu tạo của A, B là? b/ phần trăm khối lượng của A,B trong hỗn hợp ban đầu là ?
Khi hòa tan 12,8 gam một kim loại hóa trị 2 trong 27,78 ml H2SO4 98% (d = 1,8 g/ml) đun nóng ta được dung dịch B và một khí C duy nhất có mùi hắc. Trung hòa dung dịch B bằng một lượng NaOH 0,5 M vừa đủ rồi cô cạn dung dịch nhận được 82,2 gam chất rắn D gồm 2 muối Na2SO4.10H2O và ASO4.xH2O. Sau khi làm khan 2 muối trên, thu được chất rắn E có khối lượng bằng 56,2% khối lượng của D. a) Xác định kim loại A và CT của muối ASO4.xH2O. b) Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5 M đã dùng.
Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó là:
A. 65,75%. B. 95,51%. C. 88,52%. D. 87,18%.
Chia 10 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Zn thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn trong oxi dư thu được 21g hỗn hợp oxit.
Phần 2: Hòa tan trong HNO3 đặc nóng dư, được V lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất). V có giá trị là?
Một loại phân kali chứa 59,6% KCl, 34,5% K2CO3 về khối lượng, còn lại là SiO2. Độ dinh dưỡng của loại phân bón trên là:
A. 61,1. B. 49,35. C. 50,7. D. 60,2.
Dẫn luồng khí CO đi qua ống sứ chứa 0,15 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian để nguội, thu được 12 gam chất rắn B gồm 4 chất và 5,6 lít hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 là 20,4. a) Viết PTHH có thể xảy ra và tính % khối lượng các chất trong A b) Hòa tan hết B bằng một lượng vừa đủ H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch muối C và khí SO2 duy nhất. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C thu được kết tủa D. Lọc lấy kết tủa D nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn E. Viết các PTHH xảy ra.
Hoà tan hoàn toàn 17,88 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ vào nước, thu được dung dịch Y và 0,24 mol H2. Dung dịch Z gồm a mol H2SO4 và 4a mol HCl. Trung hoà 1/2 dung dịch Y bằng dung dịch Z, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 18,46. B. 27,40. C. 20,26. D. 27,98.
Cho 8,64 gam Al vào dung dịch X (X được tạo thành bằng cách hòa tan 74,7 gam hỗn hợp Y gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước). Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Z và 17,76 gam chất rắn gồm 2 kim loại. Tỷ lệ số mol của CuCl2 : FeCl3 trong Y là:
A. 2:3 B. 3:1 C. 2:1 D. 3:2
Một loại phân supephotphat kép có chứa 75% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là:
A. 45,51%. B. 91,02%. C. 19,87%. D. 39,74%.
Cho hỗn hợp gồm 6,4 gam Cu và 5,6 gam Fe vào cốc dựng dung dịch HCl loãng dư. Để tác dụng hết các chất có trong cốc sau phản ứng cần ít nhất bao nhiêu gam NaNO3 là (sản phẩm khử duy nhất là NO)
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến