Các vi hạt có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng: 3s2, 3p4, 3p6 là nguyên tử hay ion? Tại sao? Hãy dẫn ra một phản ứng hóa học (nếu có) để minh họa tính chất hóa học đặc trưng của mỗi vi hạt.
3s2: Đây là nguyên tử kim loại (1s2 2s2 2p6 3s2) vì lớp ngoài cùng có 2e. Tính chất đặc trưng là tính khử:
Mg —> Mg2+ + 2e
Vd: Mg + Cl2 —> MgCl2
3p4: Đây là nguyên tử phi kim (1s2 2s2 2p6 3s2 3p4) vì có 6e lớp ngoài cùng. Tính chất đặc trưng là tính oxi hóa:
S + 2e —> S2-
Vd: S + 2Na —> Na2S
3p6: Đây có thể là nguyên tử khí hiếm hoặc ion (1s2 2s2 2p6 3s2 3p6)
Khí hiểm Ar: Trơ về mặt hóa học.
Cation: K+, Ca2+, Ga3+… có tính oxi hóa rất yếu:
Vd: K+ + 1e —> K
KCl —> K + Cl2 (đpnc)
Anion: Cl-; S2-… có tính khử:
Vd: 2Cl- —> Cl2 + 2e
NaCl —> Na + Cl2 (đpnc)
Trong quá trình trùng hợp buta-1,3-đien để sản xuất cao su buna, tổng số liên kết pi bị giảm đi 40%. Vậy hiệu suất trùng hợp là
A. 20% B. 40% C. 75% D. 80%
Cho 8,04 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với 500 ml dung dịch AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 26,88 gam chất rắn Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa, rửa sạch rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 9,6 gam rắn T. Tính khối lượng các kim loại trong X và nồng độ mol của dung dịch AgNO3.
Hòa tan 10,1 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại kiềm nằm ở hai chu khì liên tiếp thuộc nhóm IA vào nước dư thu được 3,36 lít khí và dung dịch X.
a) Tìm tên hai kim loại và % khối lượng của chúng.
b) Cần phải dùng bao nhiêu lít dung dịch H2SO4 49% (d = 1,25g/ml) để trung hòa hết dung dịch X.
c) Trộn m gam kim loại R nhóm IIA vào 10,1 gam hỗn hợp A ta thu được hỗn hợp Y có 57,56% khối lượng R. Hòa tan hết Y trong nước có 5,6 lít khí thoát ra. Xác định tên R.
Hòa tan hỗn hợp Na và Ba trong 90 gam dung dịch HNO3 21%. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và hỗn hợp Y gồm 2 khí không màu có tỉ khối so với He = 8,375. Cô cạn dung dịch X thu được 25,75 gam chất rắn. Biết rằng NO3- chỉ cho duy nhất một sản phẩm khử. Phần trăm khối lượng của Ba trong hỗn hợp ban đầu
A. 84,68% B. 65,05% C. 95,01% D. 62,18%
Dung dịch Y chứa hỗn hợp gồm Zn(NO3)2 0,05 mol; Fe(NO3)3 0,18 mol; HNO3 0,12 mol tác dụng với 500ml dung dịch NH3 thu được 22,23 gam kết tủa. Tính CM của NH3.
Cho 32,6 gam hỗn hợp X gồm muối cacbonat của 2 kim loại thuộc nhóm IIA, ở 2 chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được 7,84 lít khí CO2.
a. Xác định muối cacbonat
b. Tính % theo khối lượng mỗi muối cacbonat ban đầu.
c. Nếu lấy m1 gam hỗn hợp X trên nhiệt phân một thời gian thu được m2 gam chất rắn Y. Cho rắn Y phản ứng với dung dịch HCl dư sau phản ứng thu được 2,352 lít khí. Tính giá trị m2. Biết m2 = m1 – 3,08.
Cho hỗn hợp gồm K2SO3 và K2CO3 tác dụng vừa đủ với 18,25 gam dung dịch HCl 20% thu được hỗn hợp khí A gồm SO2 và CO2 trong đó tỉ lệ thể tích CO2 và SO2 là 3:1. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng?
Cho 7,73 gam hỗn hợp gồm Zn và Fe có tỉ lệ nZn : nFe = 5 : 8 vào dung dịch HCl dư thu được V lit khí H2 (đktc). Dẫn toàn bộ lượng khí H2 đi qua hỗn hợp B đun nóng có thành phần khối lượng gồm 48% Fe2O3, 32% CuO và 20% tạp chất.
a) Tính V ?
b) Tính khối lượng hỗn hợp B vừa đủ để phản ứng với lượng H2 trên (biết rằng tạp chất không phản ứng với H2)
Hòa tan hết 100 gam CuSO4.5H2O vào dung dịch HCl thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ tới khi khối lượng dung dịch giảm m gam thì dừng điện phân thu được dung dịch Y không còn aniom Cl-. Nhúng thanh Mg vào kết thúc phản ứng lấy thanh Mg ra lau khô cẩn thận, cân lại thấy khối lượng không đổi so với trước phản ứng. hiệu suất các phản ứng đều đạt 100%. Giá trị phù hợp với m là:
A.20 gam B.30 gam C.35 gam D. 40 gam
Cho 27 gam CuCl2 tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 1,5M (d = 1,08 g/ml). Tính nồng độ % các chất trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến