Cho 11,6 gam FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí CO2 và NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl dư vào dung dịch X thì hòa tan tối đa được bao nhiêu gam Cu (biết có khí NO thoát ra).
nFeCO3 = 0,1
—> Dung dịch X chứa Fe(NO3)3 (0,1 mol)
Cho HCl dư + Cu vào X, bảo toàn N —> nNO = nNO3- = 0,3
Bảo toàn electron —> 2nCu = 3nNO + nFe3+
—> nCu = 0,5
—> mCu = 32 gam
Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, rồi cô cạn cẩn thận thì thu được (m + 11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt cháy hoàn toàn muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được K2CO3; 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M có thể là:
A. 55,24%. B. 54,54%. C. 45,98%. D. 64,59%.
Hòa tan 13,0625 gam hỗn hợp X gồm ROH và RCl (R là kim loại kiềm) vào nước thu được dung dịch A. Điện phân điện cực trơ vách ngăn dung dịch A được 200ml dung dịch B chỉ còn một chất tan và nồng độ 6% (d = 1,05 g/ml). Biết 10ml dung dịch B phản ứng vừa đủ với 5ml dung dịch HCl 2,25M. Xác định kim loại R và khối lượng RCl trong hỗn hợp X.
Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp gồm S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư được 0,48 mol NO2 và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là?
Cho m gam hỗn hợp E gồm chất X (C7H17N3O3) và chất Y (C3H10N2O4) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp hai khí làm xanh quỳ tím ẩm có tỉ khối so với He bằng 9,5 và hỗn hợp muối gồm ba muối (trong đó có 2 muối dạng CnH2nNO2Na và một muối của axit cacboxylic đơn chức). Mặt khác, cho m gam hỗn hợp E trên tác dụng với lượng dư HCl thu được dung dịch Z chứa y gam muối. Phần trăm khối lượng muối có khối lượng phân tử lớn nhất trong Z là
A. 33,60%. B. 21,82%. C. 39,80%. D. 31,18%.
Cho 6,5 gam kim loại hóa trị hai tác dụng hết với lượng vừa đủ dung dịch HCl 20% thu được 42,8 gam dung dịch và khí H2. Kim loại đã cho là
A. Zn B. Mg C. Ba D. Ca
A, B, X, Y đều là hợp chất ion. Các ion trong A hay B đều có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 và trong X hay Y đều có cấu hình electron là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. Tổng số hạt cơ bản trong 1 phân tử A hay B đều là 92 và trong 1 phân tử X và Y là 164. Dung dịch A hay X khi cho vào dung dịch Na2CO3 đều cho kết tủa trắng.
Xác định Công thức A, B, X, Y.
Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 6,72. B. 8,96. C. 4,48. D. 10,08
Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với HNO3 (đặc nóng dư) thu được V lít khí chỉ có NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 46,6 gam kết tủa, còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 38,08 B. 11,2 C. 24,64 D. 16,8
Nguyên tố X có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 4s2 a) Hỏi X thuộc nhóm A hay nhóm B? Tại sao? b) Hãy chọn nguyên tố X có tất cả các phân lớp bão hòa và thỏa mãn các điều kiện sau: X + O2 → X1 X1 + dung dịch HCl → muối + H2O X1 + dung dịch NaOH → muối + H2O X + AgNO3 → muối + Ag
Để m gam phôi bào Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho A tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư thấy giải phóng ra 2,24 lít khí NO duy nhất (ở đktc). Giá trị của m là:
A. 9,27 gam B. 10,08 gam C. 11,20 gam D. 16,80 gam
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến