I. Đọc hiểu
1. PTBĐ: nghị luận
2. Theo tác giả, “chúng ta cân phải chủ ý tới lỗi cư xử của mình " bởi vì mỗi một hành động đều dẫn đến mót tác động nào đỏ, dù rõ ràng hay mơ họ, dể chịu hay phiên toái.
3. ý kiến: Mỗi hành động tử tế của bạn hoặc của tôi đều có khả năng hình thành thỏi quen tich cực ở người khác có thể hiểu là hành động tử tế của mỗi một con người chúng ta sẽ là tấm gương phản chiếu để người khác học tập theo, từ đó hình thành thói quen tích cực của con người trong xã hội
4. Bài học: Mỗi một con người hãy sống thật tử tế để xã hội ngày càng phát triển hơn
II. Làm văn
1. Trong cuộc sống con người chúng ta cân phải chú ý, thận trọng tới hành động, cách cư xử của mình bởi vì mỗi một hành động đều dẫn đến mót tác động nào đó, dù rõ ràng hay mơ họ, dể chịu hay phiên toái. Thận trọng trong hành động là cách chúng ta xem xét kĩ những việc làm của ta sắp tới. Xem nó có đúng chưa, có ảnh hưởng đến ai không. Ta cần phải thận trọng trong hành động bởi vì hành động của chúng ta có thể ảnh hưởng trực tiếp đến ta và những người trong cuộc sống xung quanh ta. Để làm được điều đó ta phải luôn xem xét kĩ lưỡng mọi việc, đặt vấn đề trong nhiều khía cạnh để hiểu rõ vấn đề hơn. Nếu biết điều đó không tốt và có ảnh hưởng xấu thì ta nên dừng lại và tìm phương án mới. Khi ta thận trọng trong hành động thì ta sẽ phát triển được bản thân ở nhiều khía cạnh hơn, từ đó hoàn thiện bản thân. Tóm lại mỗi người chúng ta nên xây dựng cho mình một lối sống thận trọng trước mọi hành động để cuộc sống ngày càng tốt đẹp.
2. Gợi ý
* Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, đoạn trích Đất Nước (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, khái quát ngắn gọn về tư tưởng Đất Nước của Nhân dân) và nội dung chính của đoạn trích.
* Cảm nhận về đoạn thơ:
- Về nội dung:
+ Tám câu thơ đầu: Đất nước được gợi ra qua các địa danh, danh thắng nổi tiếng trải dài theo bản đồ địa lí từ Bắc vào Nam, từ miền núi đến đồng bằng, từ đất liền ra hải đảo. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện cái nhìn mới mẻ, sự phát hiện lí thú về các địa danh.
Mỗi cảnh sắc thiên nhiên của đất nước không chỉ là sản phẩm của tạo hóa mà còn là sự hóa thân của biết bao cuộc đời, bao số phận, cảnh ngộ của nhân dân để làm nên đất nước tươi đẹp:núi Vọng Phu, hòn Trống Mái: đất nước thủy chung, nồng thắm ân tình; gót ngựa của Thánh Gióng..., ... đất Tổ Hùng Vương: đất nước bất khuất, anh hùng; núi Bút, non Nghiên: đất nước nghìn năm văn hiến; dòng sông xanh thẳm, con cóc, con gà: đất nước tươi đẹp, dân dã; Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm: đất nước bình dị, mộc mạc.
+ Bốn câu thơ sau: Khái quát về vai trò của Nhân dân trong việc tạo dựng nên không gian địa lí của Đất Nước. Nhân dân chính là người đã hóa thân thầm lặng, đóng góp cuộc đời, số phận, máu xương của mình cho mỗi ngọn núi, dòng sông, ruộng đồng, gò bãi trên khắp mọi miền để làm nên không gian rộng lớn, tươi đẹp của Đất nước.
=> Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện một cái nhìn khám phá đậm chất nhân văn về vai trò, sự hóa thân của Nhân dân trong việc sáng tạo nên không gian địa lí của Đất Nước. Từ đó góp phần làm nổi bật tư tưởng Đất Nước của Nhân dân.
- Về nghệ thuật:
+ Thể thơ tự do, biện pháp liệt kê các danh lam thắng cảnh kết hợp với điệp từ “góp” và điệp cấu trúc “những ... góp”
+ Cấu trúc thơ quy nạp đi từ liệt kê những hiện tượng cụ thể đến khái quát mang tính triết lí sâu sắc.
+ Giọng thơ thủ thỉ, tâm tình như lời trò chuyện.
+ Sự hòa quyện giữa chất chính luận và chất trữ tình, giữa suy tư sâu lắng và cảm xúc nồng nàn.