Cho 2 mol N2 phản ứng với 6 mol H2. Tính lượng NH3 thu được cho hiệu suất phản ứng là 20%.
N2 + 3H2 —> 2NH3
2………6…………..4
—> nNH3 = 4.20% = 0,8 mol
X và Y là 2 nguyên tố có cấu hình electron ngoài cùng là 3s1 và 4s1. X có 12 nơtron, Y có 20 nơtron. (1) Viết cấu hình electron đầy đủ của X,Y. Xác định tên của hai nguyên tố X,Y. (2) Cho 6,2g hỗn hợp X,Y vào H2O, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí (đktc). Tính thành phần phần trăm của X,Y về khối lượng trong hỗn hợp ban đầu?
Hòa tan hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat, Hidrocacbonat của một kim loại kiềm hóa trị 1 vào một dung dịch HCl lấy dư được dung dịch A. Chia dung dịch A thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng với AgNO3 dư được 64,575 gam kết tủa.
Phần 2: Phản ứng vừa đủ với 125ml dung dịch KOH 0,8M. Sau phản ứng cô cạn được 27,925 gam hỗn hợp muối khan.
Hãy tìm tên các muối trong hỗn hợp đầu.
Hợp chất M được tạo thành từ cation X+ và anion Y3-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố phi kim tạo nên. Tổng số p trong X+ là 11, trong Y3- là 47. Hai nguyên tố trong Y3- thuộc 2 chu kỳ kế tiếp trong bảng tuần hoàn và cách nhau 7 đơn vị. Xác định công thức và gọi tên M. Mô tả bản chất liên kết trong M.
A gồm Mg, Fe tác dung dung dịch HNO3 dư thu được 0,02 mol NO; 0,01 mol NO2; 0,01 mol N2O và dung dịch X không chứa NH4+. Cô cạn dung dịch X được 11,12 gam muối. Tìm khối lượng mỗi kim loại
Đốt cháy 0,012 mol một hiđrocacbon X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong thấy 4 gam kết tủa và khối lượng dung dịch tăng 0,56 gam. Lọc kết tủa cho tiếp Ba(OH)2 dư thấy có thêm 6,534 gam kết tủa. Xác định CTPT của X. Biết X không làm mất màu nước brom và chỉ làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng.
Hỗn hợp khí X gồm O2, CO2. Cho 4,48 lit X (đktc) đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 15 gam kết tủa. Tính tỷ khối của X so với H2.
Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm tetrapeptit Y và pentapeptit Z bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được (m + 23,7) gam muối của Gly và Ala. Đốt cháy toàn bộ muối sinh ra bằng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi T gồm CO2, H2O và N2. Dẫn T qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 84,06 gam và có 7,392 lít N2 (đktc) thoát ra khỏi bình. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với:
A. 53%. B. 54%. C. 55%. D. 56%.
Hai chất hữu cơ X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no, mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 20,64 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ 15,456 lít O2 (đktc), toàn bộ sản phẩm cháy được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được kết tủa và dung dịch A. Khối lượng dung dịch A giảm 32,28 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu.
Mặt khác cho 10,32 gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư (t0) thu được 19,44 gam Ag. Nếu cho 10,32 gam hỗn hợp E tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1,5M (t0), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Xác định công thức cấu tạo của các chất trong hỗn hợp E và tính m.
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp K2CO3 (kali cacbonat) và X2CO3 vào nước chỉ thu được dung dịch A. Cho A tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch X và 4,48 lít CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch B và nung ở 400 độ C đến khối lượng không đổi thu được 10,2 gam chất rắn D. Giá trịcủa m là:
A. 3,8 gam B. 7,4 gam C. 21,72gam D. 17,8 gam
Cho 2,52 gam hỗn hợp bột Al, Fe, Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 0,3 gam chất rắn và 1,344 lít khí (đktc). Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến