Hòa tan hoàn toàn 4,32 gam hỗn hợp gồm Al, MgCO3 trong 200ml dung dịch HCl 1,5M (d = 1,05 g/ml), thu được dung dịch A và hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với hidro là 13,6. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch A?
Đặt a, b là số mol Al, MgCO3
2Al + 6HCl —> 2AlCl3 + 3H2
a………3a………….a……….1,5a
FeCO3 + 2HCl —> FeCl2 + CO2 + H2O
b……………2b………..b……….b
mhh = 27a + 116b = 4,32
m khí = 2.1,5a + 44b = 13,6.2.(1,5a + b)
—> a = 0,015 và b = 0,03375
mddA = mhh + mddHCl – mY = 4,32 + 200.1,05 – 13,6.2.(1,5a + b) = 212,79
C%AlCl3 = 0,941%
C%FeCl2 = 2,014%
Hòa tan 5,9 (g) hỗn hợp Al, kim loại R hóa trị II vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau đó cho tác dụng với dung dịch NaOH dư lọc và rửa sạch kết tủa còn lại trong dung dịch rồi cho tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được dung dịch A. Đem điện phân dung dịch A đến khi có khí thoát ra ở catot dừng lại khối lượng catot tăng lên 3,2 (g) còn lại ở anot thoát ra 1,12 lít khí. Xác định R và thể tích khí thoát ra từ H2SO4.
Hòa tan 9,5 gam hỗn hợp Al2O3, Al, Fe vào 900 ml dung dịch HNO3 thu được dung dịch A và 3,36 lít khí NO duy nhất (đktc). Cho từ từ dung dịch KOH 1M vào dung dịch A cho đến khi lượng kết tủa không đổi thì dùng hết 850 ml, lọc bỏ kết tủa và nung đến khối lượng không đổi nhận được 8 gam chất rắn. Nếu để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì cần bao nhiêu ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch A.
Em có quen một chị, ba chị ấy làm tiệm Bạc. Hôm bữa chị ấy hỏi em Đồng có thể thành Bạc được không? Chị ấy bảo ba chị ngâm miếng Đồng trong dung dịch gì ấy, rất lâu sau thì lấy ra là Bạc. Theo hiểu biết hạn hẹp của em thì em biết 2AgNO3 + Cu -> 2Ag + Cu(NO3)2 nhưng chưa bao giờ thấy ở ngoài. Cho em hỏi có thật không, giải thích với em với
Các bài này phiền mọi người có thể giải thích tỉ mĩ lại được không ạ. Ở bài 21 TN 2 em không hiểu lắm Và bài 22 là ở TN 2 và TN 3
Cảm ơn nhiều
Hợp chất hữu cơ X mạch thẳng có CTPT C9H16O4. Thủy phân A trong môi trường kiềm thu được CH3OH, C2H5OH và muối của axit hữu cơ Y. Câu nào không đúng
A. Từ Y có thể điều chế ninlon 6,6 bằng một phản ứng.
B. Có thể điều chế Y từ xiclohexan bằng một phản ứng.
C. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được số mol H2O bằng số mol CO2.
D. Khi cho 1 mol Y tác dụng với Na dư thu được 1 mol H2.
Cho a gam MCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng 4,9% thu được dung dịch muối có nồng độ 7,336%. Cho bay hơi 207,2 gam dung dịch muối nói trên thu được 27,8 gam muối X. Phần trăm khối lượng của oxi trong muối X là:
A. 42,1% B. 63,31% C. 48% D. 53,85%
Cho 0,04 mol amino axit có công thức (H2N)2C3H5COOH tác dụng với 400ml dung dịch H2SO4 0,1M và HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 0,2M và KOH 0,4M thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 23,38. B. 20,86 C. 16,18 D. 23,02
Cho các kim loại X hóa trị I, Y hóa trị II và Z hóa trị III có nguyên tử khối tương ứng là Mx; My; Mz. Nhúng hai thanh kim loại Z có cùng khối lượng vào hai dung dịch muối Nitrat của X và Y người ta nhận thấy khi số mol muối Nitrat của kim loại Z trong hai dung dịch bằng nhau thì khối lượng thanh thứ nhất tăng a% còn thanh thứ hai tăng b%. Giả sử tất cả kim loại X,Y sinh ra bám hết vào thanh kim loại Z. Hãy lập biểu thức tính Mz theo Mx, My, a, b
Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở: đipeptit X (ValT) và tripeptit Y (ValT2) với T là axit 2-aminobutanoic. Đốt cháy hoàn toàn m(g) E cần 1,05mol oxi vừa đủ, thu được H2O, CO2 và 0,09mol N2. Giá trị của m là
Cho hỗn hợp X gồm 0,04 mol Glyxin, 0,03 mol amino axit A có công thức (H2N)CxHy(COOH)t vào 100ml dung dịch chứa HCl 0,4M và H2SO4 0,2M, thu được dung dịch Y. Để tác dụng vừa đủ với Y cần 300ml dung dịch chứa NaOH 0,4M và KOH 0,2M, thu được dung dịch Z, cô cạn Z thu được 16,62g chất rắn khan. Đốt cháy hoàn toàn 0,08mol A thu được khối lượng nước là?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến