Fe + HNO3 loãng -> ?
FeO+HNO3 loãng ->?
Fe2O3+HNO3 loãng->?
hoàn thành các phương trình và cân bằng
Fe + 4HNO3 —> Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
3FeO + 10HNO3 —> 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
Fe2O3 + 6HNO3 —> 2Fe(NO3)3 + 3H2O
Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí X gồm CO, H2 và CO2 có tỉ khối so với H2 bằng 7,8. Dẫn toàn bộ hỗn hợp X qua ống sứ nung nóng chứa CuO và một oxit Fe (dùng dư) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hỗn hợp khí và hơi thoát ra khỏi ống sứ được hấp thụ vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 14,2 gam. Lấy toàn bộ rắn còn lại trong ống sứ hòa tan trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch Y và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O có tỉ khối so với X bằng 82/39. Cô cạn dung dịch Y thu được 220,4 gam muối khan trong đó oxi chiếm 56,624% về khối lượng. Công thức của oxit sắt là
A. Fe3O4. B. FeO. C. Fe2O3. D. Fe2O3 hoặc Fe3O4.
Hòa tan hết x gam hỗn hợp X gồm FeCO3, MgCO3 và Mg vào dung dịch HCl loãng dư thu được 1,06 mol hỗn hợp khí. Mặt khác lấy x gam X tác dụng hết với 700 gam dung dịch HNO3 31,05% (lấy dư 25% so với phản ứng), thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2, NO và N2O (số mol khí CO2 bằng 1/3 lần số mol khí Z). Cô cạn dung dịch Y, thu được 171,08 gam muối khan, lấy lượng muối này đem nung đến khối lượng không đổi thu được 46.4 gam chất rắn. Tìm phần trăm khối lượng NO trong Z?
S + A → X
S + B → Y
Y + A → X + D
X + D → Z
X + D + E → U + V
Z + D + E → U + V
Y + D + E → U + V
Cân bằng phương trình phản ứng bằng phương pháp thăng bằng electron:
KHSO4 + Fe(NO3)2 + Cu → K2SO4 + Fe2(SO4)3 + CuSO4 + NO + H2O
Fe + Fe(NO3)2 + HCl → FeCl3 + NO + H2O
Để 22,4 gam Fe ngoài không khí một thời gian thu được 27,52 gam hỗn hợp X chứa Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hỗn hợp X trên trong dung dịch chứa HCl 1,0M và H2SO4 0,75M thu được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị m là.
A. 66,28 gam B. 62,82 gam C. 64,48 gam D. 60,84 gam
Hòa tan 27,348g hỗn hợp KOH, NaOH, Ca(OH)2 vào nước được 200ml dung dịch A, phải dùng 358,98ml HNO3 (D = 1,06g/l) mới đủ trung hòa. Khi lấy 100ml dung dịch A tác dung với lượng dung dịch K2CO3 đã được lấy gấp đôi lượng vừa đủ phản ứng, tạo ra dung dịch B và 0,1g kết tủa. Nồng độ M của các chất trong dung dịch A là bao nhiêu?
Cho m gam Fe ngoài không khí một thời gian thu được 31,6 gam hỗn hợp rắn A gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho toàn bộ rắn A tác dụng với dung dịch chứa HCl 1,2M và H2SO4 0,9M thu được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch chứa 72,5 gam muối. Giá trị m là.
A. 23,52 gam B. 25,76 gam C. 26,88 gam D. 25,20 gam
Sục V lít CO2 (đktc) vào dung dịch NaOH thu được 200 ml dung dịch X chứa NaHCO3 và Na2CO3 có cùng nồng độ mol. Dung dịch Y chứa HCl 1,5 mol/l và H2SO4 x mol/l. Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y thu được dung dịch Z và 4,48 lít khí CO2 thoát ra (đktc). Cho BaCl2 dư vào dung dịch Z thu được 27,325 gam kết tủa. Giá trị của V là.
A. 13,44 lít B. 11,20 lít C. 8,96 lít D. 10,08 lít
Hòa tan hỗn hợp rắn gồm Na và Ba vào nước dư thu được 0,448 lít H2 (đktc). Mặt khác cũng hòa tan hỗn hợp rắn trên trong 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi ở anot thu được 0,336 lít khí (đktc) thì dừng điện phân. Pha loãng dung dịch sau điện phân bằng nước cất thu được 2 lít dung dịch Y có pH = a. Giá trị a là.
A. 1,52 B. 2 C. 12,48 D. 12
Cho m gam hỗn hợp muối gồm (NH4)2SO4 và Fe2(SO4)3 vào nước dư thu được dung dịch X. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thu được khí Y và kết tủa Z. Hấp thụ toàn bộ khí Y vào dung dịch HCl loãng dư thu được dung dịch chứa 16,05 gam muối. Lấy kết tủa Z nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 103,67 gam rắn. Giá trị m là.
A. 51,6 gam B. 51,8 gam C. 52,4 gam D. 50,6 gam
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến