Nêu phương pháp hóa học để nhận biết các chất rắn sau đựng trong các bình mất nhãn: SiO2, Na2O, N2O5, Al2O3, MgO. Chỉ dùng thêm nước và giấy quỳ tím.
Cho các chất vào H2O, thêm giấy quỳ:
+ Tan, quỳ hóa đỏ là N2O5:
N2O5 + H2O —> HNO3
+ Tan, quỳ hóa xanh là Na2O:
Na2O + H2O —> NaOH
+ Không tan: SiO2, Al2O3, MgO
Lấy NaOH ở trên lần lượt cho vào 3 mẫu không tan:
+ Tan là Al2O3:
Al2O3 + NaOH —> NaAlO2 + H2O
+ Không tan là SiO2, MgO
Lấy HNO3 ở trên lần lượt cho vào 2 mẫu không tan:
+ Tan là MgO:
MgO + HNO3 —> Mg(NO3)2 + H2O
+ Không tan là SiO2.
Nung đá vôi thu được chất rắn A và khí B. Hòa tan A vào nước dư thu được dung dịch C và chất rắn D. Lọc D và cho hòa tan vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch E và khí B. Sục khí B vào dung dịch C thu được kết tủa G và dung dịch H.
Xác định A, B, C, D, E, G, H là những chất gì? Viết phương trình minh họa.
Khí X có dạng CaHb có %C bằng 81,82% và Y có dạng CxHy có %C bằng 80%.
a. Tìm công thức phân tử của X và Y.
b. Tính % theo thể tích các khí X và Y trong hỗn hợp A gồm 2 khí X và Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16,75.
Cho 0,3 mol Na2O và 0,4 mol K2O tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HNO3 0,5M và HCl 0,3M. Tính V và khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
Cho 0,05 mol hỗn hợp muối CaCO3 và SrCO3 tác dụng vừa đủ với V ml dd HCl 0,2M và H2SO4 0,1M. Tính V và khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
Hỗn hợp X gồm CH3CHO, C2H4(OH)2, (CHO)2, CH2(CHO)2, HO-CH(CHO)-CH(CHO)-OH. CHo 0,5 mol X tác dụng AgNO3 dư/NH3 thì thu được 1,4 mol Ag. Cho 0,5 mol X tác dụng H2 dư (Ni, t) thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với K dư thu được 0,55 mol H2. Đốt hết m gam X cần 2,6 mol O2 và thu đươc 2,6 mol CO2. tính m?
X là hỗn hợp peptit tạo bởi các aminoaxit no, trong đó có 1 aminoaxit chứa vòng benzen trong phân tử chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2. Đun nóng 39,84 g X trong NaOH dư thấy có 0,52 mol NaOH tham gia phản ứng. Dung dịch sau phản ứng có chứa 55,96 g muối. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn lượng X trên bằng oxi thì sản phẩm cháy thu được có chứa 0,18 mol N2, 1,88 mol CO2 và x mol H2O. Biết rằng X được tạo bởi các aminoaxit thuộc dãy sau gly, ala, val, glu, lys, tyr, phe. Giá trị của x là:
A.1,12 B.1,14 C.1,16 D.1,18
Cho hỗn hợp A gồm CuO và FexOy cân nặng 24 gam. Dùng hết 8,4 lit H2 (đktc) để khử hoàn toàn hỗn hợp A thu được chất rắn B có tỉ lệ khối lượng là mCu : mFe = 8 : 7. Tìm công thức hóa học oxit sắt.
Người ta dùng CO dư ở nhiệt độ cao để khử hoàn toàn 53,5g hỗn hợp X gồm: CuO, Fe2O3, PbO, FeO thu được hỗn hợp kim loại Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư, phản ứng xong thu được 60g kết tủa trắng.
a. Viết các phương trình phản ứng
b. Xác định khối lượng hỗn hợp kim loại Y
Khử một lượng oxit sắt chưa biết bằng H2 nóng dư. Sản phẩm hơi tạo ra hấp thụ bằng 100 gam axit H2SO4 98% thì nồng độ axit giảm đi 3,405%. Chất rắn thu được sau phản ứng khử được hòa tan bằng axit H2SO4 loãng thoát ra 3,36 lit H2 (đktc). Tìm công thức oxit sắt?
E là hỗn hợp chứa 3 peptit A, B, C tạo bởi Gly, Ala, Lys. Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol hỗn hợp E thu được 21,056 lít N2, 142,912 lít CO2 (đktc). Nếu thủy phân lượng E trên bằng dung dịch KOH dư thì thu được 216,92 gam muối. khối lượng của E là:
A. 146,28 B. 140,64 C. 138,44 D. 152,82
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến