Hỗn hợp A gồm 2 khí N2 và H2 có tỷ lệ mol tương ứng là 1 : 3. Thực hiện phản ứng giữa N2 và H2 cho ra NH3 thu được hỗn hợp khí B. Biết tỷ khối của A so vơi B bằng 0,6. Tính hiệu suất phản ứng.
Ad ơi cho e hỏi cái chỗ MA/MB=1/0,6 là lấy o chỗ nào ạ
Bảo toàn khối lượng: mA = mB
—> nA.MA = nB.MB —> nA/nB = MB/MA = 1/0,6 = 5/3
Tự chọn nA = 5 và nB = 3
—> nN2 phản ứng = (nA – nB)/2 = 1
Do nA = 5 —> Ban đầu nN2 = 1,25 và nH2 = 3,75
—> Hiệu suất = nN2 pư / nN2 bđ = 80%
Cho hỗn hợp A gồm 9,28 gam Fe3O4 và 5,6 gam Fe. Cho 1 mol CO qua A nung nóng một thời gian để xảy ra phản ứng: Fe3O4 + CO –> Fe + CO2. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí B và 13,6 gam chất rắn C. Tính hiệu suất phản ứng và tỉ khối của B so với không khí.
Một bình cầu chứa đầy hỗn hợp khí etan và oxi đem cân có tổng khối lượng của cả bình và hỗn hợp khí là 74 gam. Trong cùng điều kiện như trên, vẫn bình cầu đó người ta nạp đầy khí O2 và đem cân thì có khối lượng là 74,4 gam, nếu nạp đầy C2H6 thì khối lượng là 72,25 gam. Tính khối lượng O2 trong bình cầu.
Một bình kín có dung tích 8,96 lít chứa đầy hỗn hợp X gồm N2, O2, SO2 theo tỉ lệ 3 : 1 : 1 mol ở đktc. Đốt cháy m gam S trong X thu được hỗn hợp Y (sau khi đưa nhiệt độ bình về nhiệt độ ban đầu). Biết tỉ khối dY/X = 1,089.
a) Áp suất trong bình có bị thay đổi không? Vì sao?
b) Tính m.
b) Xác định % thể tích các khí trong Y.
Để khử hoàn toàn 8 gam oxit của một kim loại thành kim loại cần dùng 3,36 lit H2. Hòa tan hết lượng kim loại thu được vào dung dịch HCl loãng thấy thoát ra 2,24 lit khí H2. Biết các khí đo ở đktc. Xác định công thức của oxit. Cho biết số oxi hóa và hóa trị của kim loại trong oxit.
Có 5,56 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hóa trị n). Chia A làm hai phần bằng nhau:
Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch HCl loãng, được 1,568 lit khí H2.
Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,016 lit khí SO2. Viết các phương trình hóa học và xác định tên kim loại M. Các thể tích khí đo ở đktc.
Cho 0,64 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO4 loãng. Thể tích khí H2 (đktc) thu được là 0,224 lit. Cho biết M có hóa trị II. Xác định M là nguyên tố nào?
Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8g kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là:
A. 0,45 B. 0,35
C. 0,25 D. 0,05
Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dung dịch KOH (dư), thu được a mol hỗn hợp khí và dung dịch X. Sục khí CO2 dư vào dung dịch X, lượng kết tủa thu được là 46,8g. Giá trị của a là:
A. 0,55 B. 0,60
C. 0,40 D. 0,45
Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 59,4 B. 64,8
C. 32,4 D. 54,0
100ml dung dịch A chứa NaOH 0,1M và NaAlO2 0,3M. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch A cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần. Đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được chất rắn nặng 1,02 gam. Thể tích dung dịch HCl đã dùng?
A. 0,5 lít B. 0,6 lít
C. 0,7 lít D. 0,8 lít
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến