Trộn V1 lít dung dịch axit mạnh có pH = 5 với V2 lít dung dịch bazo mạnh có pH = 9 theo tỉ lệ như thế nào để được dung dịch có pH = 6?
Dung dịch axit:
pH = 5 —> [H+] = 10^-5 —> nH+ = 10^-5V1
Dung dịch bazo mạnh:
pH = 9 —> [OH-] = 10^-5 —> nOH- = 10^-5V2
Dung dịch sau pha trộn có pH = 6 nên có tính axit, vậy sau khi trung hòa thì axit còn dư:
pH = 6 —> [H+] = 10^-6 —> nH+ dư = 10^-6(V1 + V2)
—> 10^-5V1 – 10^-5V2 = 10^-6(V1 + V2)
—> 10V1 – 10V2 = V1 + V2
—> 9V1 = 11V2
—> V1 : V2 = 11 : 9
Chia hỗn hợp gồm 2 kim loại A, B có hoá trị n, m làm 3 phần bằng nhau.
Phần 1: Hoà tan hết trong axit HCl thu được 1,792 lit H2 (đktc).
Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,344 lit khí (đktc) và còn lại chất rắn không tan có khối lượng bằng 4/13 khối lượng mỗi phần.
Phần 3: Nung trong oxi dư thu được 2,84g hỗn hợp gồm 2 oxit là A2On và B2Om. Tính tổng khối lượng mỗi phần và xác định 2 kim loại A và B.
Cho hỗn hợp E gồm hai peptit X và Y (đều mạch hở). Trong phân tử X và Y, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố mO : mN tương ứng là 4 : 3 và 10 : 7. Thủy phân hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp E cần 280 ml dung dịch NaOH 2M (đun nóng) chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối của Gly và b mol muối của Ala. Đốt cháy hoàn toàn 23,4 gam E bằng khí O2, thu được CO2, N2 và 13,5 gam H2O. Tỉ lệ a : b tương ứng là
A. 1 : 3 B. 2 : 1
C. 4 : 3 D. 2 : 3
Cho 100ml dung dịch KOH xM vào 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và AlCl3 0,2M thu được 11,7 gam kết tủa. Tính x.
Amino axit X có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Biết 1 lượng X tác dụng vừa hết 200ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch Y. cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Y sau đó làm khô thu được 2,51g chất rắn Z. Xác định công thức phù hợp cho X
Để trung hòa dung dịch A có chứa 5,6 gam ROH cần dùng 200 gam dung dịch HCl nồng độ 1,825%.
a. Xác định công thức của ROH ?
b. Lấy 200 gam dung dịch A (ở trên) có nồng độ 8,4% tác dụng với 200 gam dung dịch CuSO4 nồng độ 16%. Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng ?
Cho 6,12 gam hỗn hợp gồm Na2SO3 và CaSO3 tác dụng với 73 gam dung dịch HCl thu được 1,12 lít khí (đktc)
a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu?
b) Tính nồng độ phần trăm của chất tan có trong dung dịch sau phản ứng
c) Dẫn toàn bộ khí thu được ở trên đi qua 200 ml dung dịch KOH 0,4 M. Tính khối lượng sản phẩm thu được
Lấy 50 ml dung dịch Mg(NO3)2 0,8 M cho tác dụng với 50 gam dung dịch NaOH 8%. Sau phản ứng thu được kết tủa X và dung dịch Y
a) Tính khối lượng kết tủa X ?
b) Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch Y ( biết dung dịch Mg(NO3)2 có khối lượng riêng là 1,14 gam/ml )
c) Lọc kết tủa X đem nung nóng, sau khi X phân hủy được 75% thì thu được mấy gam chất rắn ?
Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo. Nếu đốt cháy hoàn toàn a mol X thì thu được 12,32 lít CO2 (đktc) và 8,82 gam H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 40 ml dung dịch Br2 1M. Hai axit béo là
A. axit panmitic và axit oleic.
B. axit panmitic và axit linoleic.
C. axit stearic và axit linoleic
D. axit stearic và axit oleic.
Để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta dùng
A. nước vôi trong. B. giấm ăn.
C. dung dịch muối ăn. D. ancol etylic.
Đun nóng a gam Al và b gam S sau một thời gian thu đc hỗn hợp rắn G. Cho rắn G hòa tan trong dd HCl dư thì thu đc 1,344 lít hợp khí có tỉ khối hơi so với H2 bằng 9 và còn lại 0,96 gam chất rắn ko tan. Giá trị của a và b lần lượt là:
A. 1,62 gam và 2,88 gam
B. 0,81 gam và 2,56 gam
C. 2,24 gam và 2,88 gam
D. 1,08 gam và 1,92 gam
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến