Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 0,24 mol O2, thu được CO2 và 0,2 mol H2O. Công thức hai axit là
A. CH3COOH và C2H5COOH. B. CH2=CHCOOH và CH2=C(CH3)COOH.
C. HCOOH và C2H5COOH. D. CH3COOH và CH2=CHCOOH.
Bảo toàn O:
2nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
—> nCO2 = 0,24
Số C = nCO2/nX = 2,4 (Loại B)
Số H = 2nH2O/nX = 4 (Loại A)
nCO2 > nH2O —> Phải có axit không no —> Chọn D
Thực hiện các phản ứng sau:
(1) X + CO2 → Y (2) 2X + CO2 → Z + H2O
(3) Y + T → Q + X + H2O (4) 2Y + T → Q + Z + H2O
Hai chất X, T tương ứng là
A. Ca(OH)2, NaOH B. Ca(OH)2, Na2CO3
C. NaOH, Ca(OH)2 D. NaOH, NaHCO3
Este Z đơn chức, mạch hở, được tạo thành từ axit X và ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn 2,15 gam Z, thu được 0,1 mol CO2 và 0,075 mol H2O. Mặt khác, cho 2,15 gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 2,75 gam muối. Công thức của X và Y lần lượt là
A. CH3COOH và C3H5OH. B. HCOOH và C3H7OH.
C. HCOOH và C3H5OH. D. C2H3COOH và CH3OH.
Hòa tan 17,745g hỗn hợp 3 muối rắn: Na2CO3; CaCO3; Ca(HCO3)2 và tạp chất trơ không có khả năng tan trong nước vào nước để các muối dễ tan tan hết thu được kết tủa A và dung dịch B. Lọc tách kết tủa A ra khỏi dung dịch B. Chia dung dịch B làm 2 phần bằng nhau: phần 1 phản ứng hết với 78ml dung dịch HCl 1M. Phần 2 tác dụng hết với 26ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác hòa tan kết tủa A trong dung dịch HCl dư. Toàn bộ khí thoát ra được hấp thụ hoàn toàn trong 130ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M, sau đó lọc bỏ kết tủa, phần nước lọc tác dụng vừa hết với 26ml dung dịch NaOH 1M. Tính % về khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp đầu.
Đốt cháy hoàn toàn 27,4 lít hỗn hợp khí A gồm có: CH4, C3H8 và CO ta thu được 51,4 lít khí CO2. a) Tính % thể tích của C3H8 có trong hỗn hợp khí A. b) Hỏi 1 lít hỗn hợp khí A nặng hay nhẹ hơn 1 lít khí N2.
Đốt cháy hoàn toàn a lít hidrocacbon A cần b lít oxi, sinh ra c lít khí cacbonic và d lít hơi nước biết b/(c + d) = 3/4 và a/b = 1/3. Xác định công thức phân tử của A, thử lại sau khi tìm ra công thức phân tử của A
Đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon. Cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong thu được 7,5 gam kết tủa và 500 ml dung dịch muối có nồng độ 0,05M, dung dịch bày có khối lượng nặng hơn khối lượng nước vôi trong đã dùng là 0,7 gam. Xác định công thức của 2 hidrocacbon, biết số mol của hidrocacbon có phân tử khối nhỏ bằng một nửa số mol của hidrocacbon có phân tử khối lớn.
Cho 13 gam hỗn hợp A gồm một kim loại kiềm M và một kim loại M’ (hóa trị II) tan hoàn toàn vào nước tạo thành dung dịch B và 4,032 lít H2 (ở đktc). Chia dung dịch B làm 2 phần bằng nhau :
Phần 1: Đem cô cạn thu được 8,12 gam chất rắn X.
Phần 2: Cho tác dụng với 400 ml dung dịch HCl 0,35 mol/l tạo ra kết tủa Y.
a) Tìm kim loại M, M’. Tính số gam mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
b) Tính khối lượng kết tủa Y.
ad cho em hỏi nếu nồng độ H+ mà lớn hơn 1 thì công thức tính pH = -lg[H+] còn đúng không ạ và nếu sai thì ta dùng công thức nào để tính ạ???
Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và valin tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được (m + 9,125) gam muối. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được (m + 7,7) gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 26,40. B. 39,60. C. 32,25. D. 33,75.
Cho 3,28 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa a mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được dung dịch Y và 3,72 gam chất rắn Z. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch naOh, kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi còn lại 1,6 gam chất rắn khan. Giá trị a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A.0,028. B. 0,029. C. 0,027. D. 0,026.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến