Điện phân dung dịch 200 ml CuSO4 0,75M bằng điện cực trơ với I=5A, đến khi khối lượng dd giảm 13,35 gam thì dừng điện phân. Thời gian điện phân là ?
A. 9650 B. 7720 C. 6755 D. 8685
CuSO4 + H2O —> Cu + 0,5O2 + H2SO4 (1)
H2O —> H2 + 0,5O2 (1)
Sau (1) thì m giảm = mCu + mO2 = 12 < 13,35 —> Còn phản ứng (2)
m giảm của (2) = 13,35 – 12 = 1,35
—> nH2O pư của (2) = 0,075
—> nO2 tổng = 0,1125
—> ne = 0,45 = It/F
—> t = 8685
Đốt cháy một lượng hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong khí O2. Sau một thời gian, thu được m gam hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa đồng thời NaNO3 và H2SO4 loãng thu được dung dịch Z chỉ chứa 39,26 gam muối trung hòa của các kim loại và 0,896 lít (đktc) hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 8 (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí). Dung dịch Z tác dụng vừa đủ với 540 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 15,44 B. 18,96 C. 11,92 D. 13,20
Cho hỗn hợp E chứa bốn chất hữu cơ mạch hở gồm peptit X (cấu tạo từ hai amino axit có dạng H2NCmH2mCOOH), este Y (CnH2n-12O6) và hai axit không no Z, T (Y, Z, T có cùng số mol). Đun nóng 24,64 gam hỗn hợp E với dung dịch chưa 0,35 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được glixerol và a gam hỗn hợp rắn M chỉ chứa 4 muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 24,64 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 1,12 mol O2, thu được 0,96 mol CO2. Giá trị của a gần nhất là
A. 37,76 gam. B. 41,9 gam. C. 43,8 gam. D. 49,5 gam.
Hòa tan 54,24 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4, MgCO3 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 31,858% về khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa 0,04 mol NaNO3 và 2,24 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và 0,16 mol hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có tỉ khối so với He bằng 11. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 334,4 gam kết tủa. Nếu cô cạn dung dịch Y thu được 111,44 gam muối. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong hỗn hợp X là
A. 25,66%. B. 24,65%. C. 34,56%. D. 27,04%.
X là axit cacboxylic đơn chức, Y là este 3 chức (X, Y đều mạch hở). Đun nóng 25,8 gam hỗn hợp E gồm X và Y bằng dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp F gồm 3 muối có khối lượng là 35,3 gam và glyxerol. Axit hóa hỗn hợp F thu được 3 axit cacboxylic (trong đó có 2 axit no cùng dãy đồng đẳng, kế tiếp có phần trăm khối lượng oxi chiếm 47,76%). Mặt khác đốt cháy 25,8 gam hỗn hợp E thu được 26,88 lít CO2 (đktc); 16,2 gam H2O. Công thức của X là
A. C4H7COOH B. C2H5COOH C. C3H5COOH D. C2H3COOH
X là este của amino axit. Y là peptit mạch hở. Cho m gam hỗn hợp M gồm X và Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 13,8 gam một ancol đơn chức Z và hỗn hợp T chứa muối của Gly, Ala, Val (trong đó có 0,5 mol muối của Gly). Đốt cháy hoàn toàn T trong O2 thu được Na2CO3, N2, H2O và 1,45 mol CO2. Cho toàn bộ lượng Z trên tác dụng với Na, sinh ra 0,15 mol H2. Phần trăm khối lượng của Y trong M là
A. 58,37 B. 98,85 C. 40,10 D. 49,43
X là hỗn hợp chứa 0,1 mol Fe, 0,1 mol Cu, 0,05 mol Fe3O4. Để hòa tan hết hỗn hợp X trên cần dùng ít nhất V lít dung dịch loãng chứa hỗn hợp H2SO4 1,6M và KNO3 0,25M. (NO sản phẩm khử duy nhất). Tính V
A. 0,4 B. 0,5 C. 0,25 D. 0,3
Cho 3 cặp chất rắn với khối lượng mỗi chất trong 3 cặp đều bằng nhau gồm: CrO3+CaCO3, CaCO3+KHCO3, KHCO3+CrO3 được đánh số ngẫu nhiên (1), (2) và (3). Thực hiện ba thí nghiệm sau:
Cho 10gam (1) vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu dược dd có khối lượng giảm x gam
Cho 10 gam (2) và 10 gam (3) rồi cho vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dd có khối lượng giảm y gam
Cho 10 gam (1) và 10 gam (3) rồi cho vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm 2x gam
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, nước bay hơi không đáng kể. Biểu thức liện hệ giữa x và y là
A. x = 2y B. y = 3x C. 2x = 3y D. y = 2x
Hỗn hợp E gồm este đơn chức X (chứa vòng benzen) và este mạch hở Y. Cho 0,25 mol E tác dụng vừa đủ với 900 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng chỉ thu được hơi nước và 64,8 gam hỗn hợp rắn Z chứa 3 muối. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3, H2O và 0,8 mol CO2. Cho 25,92 gam Z tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, khối lượng kết tủa thu được là
A. 69,02 gam. B.73 gam. C. 73,1 gam. D. 78,38 gam.
Điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2, CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi 2A, hiệu suất 100%. Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:
Giá trị của t là
A. 4825. B. 3860. C. 2895. D. 5790.
Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào 100 ml dung dịch gồm NaAlO2 aM và NaOH bM. Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa số mol Al(OH)3 tạo ra và số mol HCl được mô tả như hình vẽ sau:
Tỉ lệ a : b gần nhất với số nào sau đây?
A. 1,48 B. 1,32 C. 0,64 D. 1,75
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến