Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là:
Xem Câu 33 chuyên đề Giải đề thi minh họa THPT 2017
cho phản ứng N2(k)+3H2(k)<->NH3 ban đầu chỉ chứa N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0.3M và 0.7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở toC,H2 chiếm 50% thể tích hỗn hỗn thu được.Hằng số cân bằng Kc ở toC của phản ứng có giá trị là?
Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic X no đơn chức hở và hai ancol Y Z đồng đẳng liên tiếp MX
Len men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 75%. Lượng CO2 sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào dd Ca(OH)2 được 50 gam kết tủa và dd X. Thêm dd NaOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dd NaOH. Giá trị m là bao nhiêu?
Cho các sơ đồ sau (theo đúng tỉ lệ mol)
C7H18O2N2 (X) +NaOH –> X1+X2 +2H2O
X4+ HCl–> X3
X1 +2HCl –> X3 + NaCl
X4 –> tơ Nilon 6 +H2O
Phát biểu nào sau đây là đúng
A. X2 làm quỳ tím hoá hồng
B. Các chất X,X4 đều có tính lưỡng tính
C. Phân tử khối của X lớn hơn so với X3
D. Nhiệt độ nóng chảy của X1 nhỏ hơn X4
Cho m gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và lysin (trong đó mO : mN = 16 : 9) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y rồi đốt cháy hết lượng muối thu được 7,42 gam Na2CO3. Cho toàn bộ khí CO2 và hơi nước sinh ra qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 49 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng bình tăng 31,64 gam so với ban đầu. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m?
Cho hỗn hợp E gồm hai este đều mạch hở, không phân nhánh và thuần chức X, Y (MX < MY). Nếu đốt cháy X cũng như Y với lượng O2 vừa đủ thì số mol O2 đã phản ứng bằng số mol CO2 thu được. Đun nóng 30,24 gam hỗn hợp E (số mol X gấp 1,5 lần số mol Y) cần dùng 400ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp B chứa 2 ancol và hỗn hợp D chứa 2 muối. Dẫn toàn bộ B qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 15,2 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp D cần dùng 0,42 mol O2. Tổng số nguyên tử có trong Y là a. 20 b. 19 c. 22 d. 21
các chất nào sau đây không cùng tồn tại trong 1 dung dịch
A .Na+,Mg2+,NO3 – ,SO4^ 2-
B,Ba2+,al3+,cl-,HSO4-
C,CU2+,Fe3+,so4 ^2-,cl-
d,k+,nh4+,oh-,po4^3-s nhận biết
ad cho e hỏi luôn lí thuyêt nhận biết dạng bài tập này ạ,e phân vân câu B,D k biết câu nào đúng,ad giải thích giúp e
Đem cracking m gam isobutan thu được hỗn hợp X gồm các hydrocacbon. Cho hỗn hợp X từ từ qua dung dịch brom dư, đốt cháy hỗn hợp khí Y đi ra khỏi dung dịch brom thu được 2,42 gam CO2 và 1,44 gam H2O. Tính hiệu suất của phản ứng cracking
Khi cho chất béo X phản ứng với dung dịch brom thì 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít CO2 (đktc). Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:
A. V = 22,4(4a – b). B. V = 22,4(b + 3a). C. V = 22,4(b + 6a). D. V = 22,4(b + 7a).
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (được tạo bởi Lysin chứa 2 nhóm -NH2, còn lại là các α-amino axit chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch muối Y có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 32,75 gam. Nếu thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit trên bằng dung dịch NaOH vừa đủ thì thu được dung dịch muối Z có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 18,2 gam. Số gốc Lys trong peptit X là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến