1.Xã hội:Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
Điểm khác:Xã hội phân hóa sâu sắc.
2.+)Tường thuật chiến thắng Bạch Đằng:
-Cuối năm 938,quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta.
-Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh nhử quân giặc vào sông Bạch Đằng.Nước triều đang lên,giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
-Nước triều rút,Ngô Quyền cho quân đánh quật trở lại.Quân Nam Hán rút chạy ra biển,nước triều rút nhanh,thuyền bị vỡ,Hoằng Tháo chết.
-Vua Nam Hán hay tin bại trận,hoảng sợ cho rút quân.
+)Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở chỗ:
- Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,...
- Độc đáo:
+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.
+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...
3.Bởi vì đây là lần thứ hai nhà Nam hán đem quân ssang xâm lược nước ta, mặc dù sau trận này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.
4.+)Diễn biến:
-Năm 542,Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình.Hào kiệt ở khắp nơi kéo về hưởng ứng:Tinh Thiều,Phạm Tu,Triệu Túc,...
-Trong vòng chưa đầy 3 tháng,nghĩa quân đã chiếm đc hầu hết các quận huyện.
-Tháng 4 năm 542,nhà Lương cử quân sang đàn áp,bị nghĩa quân đánh bại,giải phóng được Hoàng Châu.
-Đầu năm 543,nhà Lương cử quân sang đàn áp lần hai.
-Nghĩa quân ta chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố và giành thắng lợi.
+)Kết quả:
-Lý Bí lên ngôi hoàng đế(Lý Nam Đế) vào mùa xuân năm 544.
-Đặt tên nước là Vạn Xuân,dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch,lập triều đình với 2 ban văn võ.
5.+)* Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh:
- Nông nghiệp:
+ Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của trâu bò, biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.
+ Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.
+ Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi,…) và đánh bắt cá phát triển.
- Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.
- Thương nghiệp: Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.
* Văn hóa:
- Chữ viết: người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).
- Tôn giáo: Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
- Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.
- Nghệ thuật: người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,…
+)Văn hóa Cham-Pa đã đạt được nhiều thành tựu đặc sắc, giữa văn hóa của người Chăm và người Việt có nhiều nét tương đồng.