- Hai câu thơ trong bài "Quê hương" sử dụng phép tu từ:
Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
+ Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh "Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng" cùng hình ảnh nhân hóa "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió".
- Tác dụng:
+ Với hình ảnh so sánh độc đáo, nhà thơ vừa giúp câu thơ tăng tính gợi hình, gợi tả, gợi cảm vừa đem đến một hình ảnh vô cùng gợi cảm và tinh tế. Nếu như ở đoạn trước, Tế Hanh viết "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã" thì đến câu thơ này tác giả lại so sánh chiếc thuyền với "mảnh hồn làng". Cách buồm rộng ấy, vươn rộng ra như hồn của làng. Hơn hết, dù thuyền có đi đâu, về đâu thì mảnh hồn làng vẫn luôn hướng về, dõi theo từng bước đi, bước tiến của con thuyền ấy.
+ Chưa dừng lại ở đó, bằng việc vận dụng thành công thủ pháp nhân hóa "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" cùng động từ mạnh "Rướn", thi nhân như giúp con thuyền có hồn hơn, mang những hành động như của con người.