Nghĩa là : Nhân nghĩa vốn là khái niệm đạo đức của Nho giáo nói về đạo lí, cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau. Ở đây tác giả đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo theo hướng lấy lợi ích của nhân dân làm gốc và mở rộng khái niệm nhân nghĩa. Nhân nghĩa không những trong quan hệ giữa người với người mà còn có trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đây là nội dung mới, sự phát triển tư tưởng mới về nhân nghĩa của Nguyễn Trãi so với Nho giáo. Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân” và “trừ bạo”. “Yên dân” nghĩa là nhân dân được sống yên vui, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải tiêu diệt những kẻ tàn ác, bạo ngược để bảo vệ dân lành. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây là những kẻ đã gây ra biết bao đau thương, khổ cực cho nhân dân ta, đó chính là quân xâm Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung. Đối với Nguyễn Trãi yêu nước gắn liền với đánh giặc để cứu nước cứu dân, vì độc lập của đất nước, vì tự do, hạnh phúc, hòa bình của nhân dân. Có thể nói, tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi không còn là phạm trù đạo đức hạn hẹp mà là một lí tưởng xã hội tiến bộ, tích cực, nhân quyền dân tộc: phải chăm lo cho nhân dân được sống cuộc hạnh phúc, yên bình. Điều quan trọng hơn là ở đây, Nguyễn Trãi nâng lý tưởng, nỗi niềm ấy lên thành một chân lí. Ông không nói đến nhân nghĩa một cách chung chung mà đi vào khẳng định hạt nhân cơ bản, cốt lõi và có giá trị nhất.Dựa vào nhân nghĩa và chính tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi mà nó đã trở thành sức mạnh vô địch để nghĩa quân của ta chiến thắng giặc Minh.
Chúc bạn học tốt!