Nhận biết các khí sau bằng phương pháp hóa học đơn giản nhất: khí H2, O2, không khí và CO2
Đốt các khí, cháy với ngọn lửa xanh là H2.
Dùng tàn đóm đỏ, tàn đóm bùng cháy là O2, tan đóm tắt ngay là CO2. Còn lại là không khí.
Hỗn hợp X chứa 3 este đều mạch hở và không phân nhánh (không chứa nhóm chức khác). Để phản ứng với 41,24 gam X cần dùng 280ml dung dịch NaOH 2M (đun nóng), thu được hỗn hợp muối Y và hỗn hợp Z chứa 3 ancol no. Trộn hỗn hợp Y với vôi tôi xút dư, đun nóng, thu được 11,2 lít (đktc) một chất khi duy nhất là hidrocacbon đơn giản nhất. Mặt khác, để đốt cháy 41,24 gam X cần dùng 42,784 lít O2 (đktc). Tính thành phần % về khối lượng các ancol có trong hỗn hợp Z.
Cho m gam phoi bào Mg vào 500ml dung dịch X gồm H2SO4 4M và Fe2(SO4)3. Sau khi hòa tan hoàn toàn Mg thấy có 4,48 lít khí thoát ra(đktc). Dung dịch thu được sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch kali đicromat 0,05M. Giá trị của m là
A. 6,24 gam B. 4,8 gam C. 6,42 gam D. 8,4 gam
Nung 6 gam hỗn hợp Al, Fe trong không khí thu được 8,4 gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là
A. 300. B. 150. C. 200. D. 400.
Cho các chất sau: Al2O3, Sn(OH)2, Al(OH)3, Al, FeO, Zn. Có bao nhiêu chất có tính lưỡng tính?
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3
Thủy phân 33,2 gam Gly-Ala-Gly-Glu trong dung dịch NaOH dư thu được dung dịch X. Hỏi số mol NaOH đã phản ứng là
A. 0,6 B. 0,4 C. 0,3 D. 0,5
Cho 5 hợp chất hữu cơ: C2H2, HCHO, HCOOH, OHC-COOH, C6H5OH. Số chất tác dụng được với AgNO3/NH3 cho phản ứng tráng bạc là
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Cho m gam P2O5 vào lượng dư dung dịch NaOH, thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được 24,6 gam muối. Giá trị của m là
A. 14,2 B. 7,1 C. 35,5 D. 10,65.
Cho m gam bột Zn tác dụng hoàn toàn với một lượng dư dung dịch CuSO4 thu được 4,8 gam Cu. Giá trị m là
A. 9,75. B. 6,5 C. 4,875. D. 3,25.
Dung dịch X gồm HNO3 1M và Fe(NO3)3 0,5M. Hỏi 400ml dung dịch X có thể hòa tan bao nhiêu gam hỗn hợp Fe và Cu có tỉ lệ số mol tương ứng là 2:3(Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N5+)
A. 15,2 gam B. 18,24 gam C. 14,59 gam D. 21,89 gam
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl loãng. (b) Gang để trong không khí ẩm (c) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl có lẫn một ít CuCl2. (d) Để hợp kim Fe-Mn-Cr trong không khí ẩm Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến