Cho các polime: poli(vinyl clorua), poli(butađien-stien), policaproamit, polistiren, polietilen, poliisopren. Số polime dùng làm chất dẻo là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Các polime dùng làm chất dẻo: poli(vinyl clorua), polistiren, polietilen.
anh Neo ơi, cao su có phải chất dẻo không nhỉ? em cứ nghĩ poliisopren là chất dẻo.
Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất béo X cần dùng vừa đủ 3,24 mol O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng chất béo trên bằng NaOH thu được m gam hỗn hợp hai muối của axit oleic và axit stearic. Biết lượng X trên có thể làm mất màu dung dịch chứa tối đa 0,04 mol Br2. Giá trị của m là
A. 36,56. B. 35,52. C. 18,28. D. 36,64.
Cho các phát biểu sau: (1) Dung dịch glucozơ có thể hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. (2) Tên thay thế của alanin là axit 2-aminopropionic. (3) Dung dịch các polipeptit đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu tím. (4) Các protein dạng cầu tan tốt trong nước tạo thành dung dịch keo nhớt. (5) Dung dịch của glyxin chỉ chứa ion lưỡng cực +H3N-CH2-COO-. (6) Các polime teflon, tơ visco, tơ nitron, tơ axetat đều thuộc loại tơ hóa học . Số phát biểu đúng là:
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo: Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 3 gam mỡ lợn và 6 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp và liên tục khuấy bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất vào để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi rồi để nguội. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 9 – 12 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa vào là để tăng hiệu suất phản ứng.
B. Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu ăn thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
C. Sau bước 3, chất lỏng trong bát sứ hòa tan được Cu(OH)2.
D. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng chứa muối natri của axit béo nổi lên.
Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol: (a) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3 (b) X1 + 2HCl → X4 + 2NaCl (c) nX4 + nX5 → poli(etylen – terephtalat) + 2nH2O (d) X2 + H2 → X3 (e) X4 + X3 ⇔ X6 + H2O Cho biết: X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C12H12O4; X1, X2, X3, X4, X5 và X6 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Phân tử khối của X6 là 222.
B. X4 là axit terephtalic.
C. X3 được dùng làm nhiên liệu cho động cơ.
D. X làm mất màu nước brom.
X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y không no chứa một liên kết C=C); Z là este tạo bởi X, Y và glixerol. Đun nóng 12,84 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Trung hòa lượng NaOH dư trong dung dịch sau phản ứng cần dùng 120 ml dung dịch HCl 0,5M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa, thu được 20,87 gam muối khan. Mặt khác đốt cháy 12,84 gam E cần dùng 6,496 lít O2 (đktc). Thể tích dung dịch Br2 1M phản ứng tối đa với 0,3 mol E là
A. 360 ml. B. 60 ml. C. 320 ml. D. 240 ml.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng. (b) Cho NaHCO3 vào dung dịch KOH vừa đủ. (c) Cho Mg dư vào dung dịch Fe2(SO4)3. (d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư. (e) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Na2SO4 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ mạch hở, đều là đồng phân của C4H6O4 (có số mol bằng nhau và đều có nhóm chức este trong phân tử). Cho 23,6 gam X vào 500ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch Y (có chứa 3 muối có số nguyên tử cacbon khác nhau) và một ancol Z duy nhất. Cô cạn hoàn toàn Y được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 38,6. B. 35,4. C. 34,0. D. 36,8.
X là hợp chất tripeptit được tạo ra từ 2 phân tử Ala và 1 phân tử Lys. Số nguyên tử Nitơ có trong X là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Cho các phân tử và ion sau: HI, HCO3-, H2O, Zn(OH)2, NH4+, HS-, Zn2+. Số phân tử (ion) có tính lưỡng tính là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na và Al bằng nước dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa một chất tan duy nhất và 11,2 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 12,5. B. 5. C. 6,5. D. 10,7.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến