Cho hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe và 0,3 mol Mg vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,4 mol một sản phẩm khử duy nhất chứa N. Sản phẩm khử đó là
A. NH4NO3. B. NO. C. N2O. D. NO2.
Để tạo 1 mol sản phẩm khử thì N+5 đã nhận k mol electron.
Bảo toàn electron: 3nFe + 2nMg = k.0,4
—> k = 3 —> Sản phẩm khử là NO.
Cho 17,6 gam chất X công thức C4H8O2 tác dụng hoàn toàn với 100 ml dung dịch chứa NaOH 1,5M và KOH 1,0M. Sau phản ứng cô cạn thu được 20 gam chất rắn khan. Công thức X là
A. C3H7COOH. B. HCOOC3H7.
C. C2H5COOCH3. D. CH3COOC2H5.
Có 3 chất hữu cơ: glyxin, axit axetic, propylamin. Để nhận ra dung dịch của các hợp chất trên, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây?
A. NaOH B. HCI C. CH3OH/HCI D. Quỳ tím
Hỗn hợp X nặng 10,4 gam gồm axit axetic và etyl axetat tác dụng hoàn toàn với 150 gam dung dịch natri hidroxit 5% lấy dư 25% so với lượng phản ứng. Phần trăm khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp X là
A. 66,67% B. 33,33% C. 42,31% D. 57,69%
Cho dãy các chất: CuSO4, K, AgNO3, Mg, Ca, Zn. Số chất trong dãy phản ứng với dung dịch FeCl3 dư có sinh ra kết tủa là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Thủy phân este X trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ Y và Z trong đó Z có tỉ khối hơi so với H2 là 23. Chất Y trộn với hỗn hợp vôi tôi xút để điều chế khí metan trong phòng thí nghiệm. Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2. B. C3H6O2. C. C4H6O2. D. C4H8O2.
Để tráng một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng 100 gam dung dịch glucozơ 18% với lượng đủ dung dịch AgNO3/NH3. Tính khối lượng Ag đã bám vào mặt kính của gương (Biết chỉ có 80% lượng Ag sinh ra bám vào gương và hiệu suất của phản ứng tráng bạc là 90%)
A. 19,444 gam. B. 17,280 gam.
C. 21,600 gam. D. 15,552 gam.
Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm hai khí đều làm xanh quỳ ẩm, có tỉ khối so với H2 lớn hơn 12,5. Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 10,6 gam. B. 14,7 gam. C. 14,0 gam. D. 8,2 gam.
Ancol X có công thức thực nghiệm (C2H5O)n. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 7. B. 5. C. 6. D. 4.
Cho hỗn hợp A gồm Ca, CaC2 (mCa=1,25mCaC2) và Al4C3 vào lượng H2O dư, khuấy đều. Sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X và hỗn hợp Y. Đưa X vào bình có xúc tác Ni, đun nóng thì thu được hỗn hợp E. Dẫn E vào dung dịch Brom (dư) , kết thúc phàn ứng thấy 6,16 lít hỗn hợp khí thoát ra (đktc).Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng X trên, thu được khí CO2 và cho từ từ vào bình Y đến hết. Thấy hiện tượng xảy ra: + Lượng kết tủa tăng dần đến cực đại với khối lượng m1 + Kết thúc phản ứng thu được m2 gam kết tủa thì bình tăng 15,4 gam. Biết m1 – m2 = 5 gam. Lượng C2H2 còn lại trong E là: A. 0,00 mol B. 0.025 mol C. 0,05 mol D. 0,075
A, B ,C là các hợp chất hữu cơ mạch hở không phân nhánh chứa C, H, O. Trong đó A, B là đồng phân của nhau, còn C là đồng đẳng kế tiếp của B. Đốt cháy hoàn toàn 9,16 gam hỗn hợp A, B, C rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dd Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 33,16 gam đồng thời xuất hiện 50 gam kết tủa.
a) Xác định công thức phân tử của A, B, C.
b) Xác định công thức cấu tạo của A, B, C biết nếu cho lượng hỗn hợp trên tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít khí (đktc).
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến