Cho 1,44 gam bột Al vào dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch X và 0,02 mol khí Y duy nhất. Cô cạn dung dịch X thu được 11,36 gam muối khan. Khí Y là
A. N2O. B. NO. C. N2. D. NO2.
nAl(NO3)3 = nAl = 4/75
—> mNH4NO3 = m muối – mAl(NO3)3 = 0
N+5 nhận k mol electron để tạo 1 mol Y. Bảo toàn electron:
3.4/75 = 0,02k —> k = 8: Y là N2O
Dạ e tính theo kiểu nAl:n khí = 8:3 ạ😅😅
Cho 15,68 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl loãng, dư thu được dung dịch X và còn lại m gam rắn không tan. Cô cạn dung dịch X, thu được 20,64 gam muối khan. Giá trị m là
A. 5,12. B. 2,56. C. 3,84. D. 1,92.
Amino axit X có dạng H2NCnH2nCOOH. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được (m + 6,57) muối. Nếu cho 2m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được (2,5m + 5,67) gam muối. Giá trị m là
A. 18,54. B. 16,02. C. 21,08. D. 13,50.
Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit ađipic với ancol đơn chức X, thu được hỗn hợp gồm hai sản phẩm Y và Z (MY < MZ); Biết rằng trong Y, oxi chiếm 36,78% về khối lượng. Công thức của X là
A. CH3OH. B. C3H5OH. C. C3H7OH. D. C2H5OH.
Cho hỗn hợp rắn X gồm Ca(HCO3)2, NaOH, NaHCO3 và Ca(OH)2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 1 : 2 : 2. Cho X vào lượng nước dư, khuấy đều, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chứa các chất tan là:
A. Ca(HCO3)2, NaHCO3. B. Na2CO3 và NaHCO3.
C. Na2CO3 và NaOH. D. Ca(OH)2 và NaOH.
Trong các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3. (b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. (c) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2. (d) Cho dung dịch H2SO4 dư vào dung dịch Ba(AlO2)2. (e) Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH. Số trường hợp sau khi phản ứng kết thúc xuất hiện kết tủa là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Tiến hành điện phân dung dịch chứa 0,6 mol Cu(NO3)2 và 0,4 mol HCl với điện cực trơ, màng ngắn xốp đến khi khối lượng dung dịch giảm 43,0 gam thì dừng điện phân. Cho m gam bột Fe vào dung dịch sau điện phân, sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5); đồng thời còn lại 0,5m gam rắn không tan. Các khí sinh ra không tan trong dung dịch và hiệu suất quá trình điện phân đạt đạt 100%. Giá trị m là
A. 15,2. B. 18,4. C. 30,4. D. 36,8.
Cho 68,8 gam hỗn hợp X chứa Fe3O4 và Fe có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. Thể tích dung dịch HNO3 1/3M tối thiểu để hòa tan hết hỗn hợp X (biết rằng sản phẩm khử duy nhất là khí NO) là
A. 8,8 lít B. 10,4 lít C. 6,8 lít D. 6,4 lít
Có các nhận định sau: (a) Các kim loại kiềm đều có khối lượng riêng nhẹ hơn nước. (b) Tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong mạng kim loại gây ra. (c) Nhôm là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng. (d) Quặng boxit thành phần chính Al2O3.nH2O là nguyên liệu để điều chế nhôm. (e) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm tồn tại dưới dạng hợp chất. (g) Nguyên tắc làm mềm nước cứng là loại bỏ các anion HCO3-, Cl- và SO42-. Số nhận định đúng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Hỗn hợp X chứa ba peptit mạch hở gồm đipeptit; tripeptit và pentapeptit có tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 2 : 1. Đun nóng 30,06 gam X cần dùng dung dịch chứa NaOH 1,5M và KOH 0,5M thu được 44,26 gam hỗn hợp Y gồm các muối của glyxin, alanin và valin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,175 mol X trên cần dùng a mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Giá trị gần nhất của a là
A. 1,8. B. 1,5. C. 1,6. D. 1,9.
Cho m gam hỗn hợp este X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 13,08 gam hỗn hợp muối Y (natri axetat, natri propionat, đinatri oxalat) và 0,1 mol hỗn hợp các ancol Z (ancol etylic, ancol propylic, etilenglicol và glixerol). Đốt cháy toàn bộ Z cần vừa đủ 0,33 mol O2 và tạo ra 0,24 mol CO2. Giá trị của m là
A. 12,8 B. 14,12 C. 15,2 D. 13,6
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến