Cho các hợp kim: Fe–Cu; Fe–C; Zn–Fe; Mg–Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong đó Fe bị ăn mòn điện hóa là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Fe bị ăn mòn khi Fe có tính khử mạnh hơn điện cực còn lại —> Fe–Cu; Fe–C
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. (b) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3. (c) Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch NaHSO4. (d) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Na3PO4. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Tiến hành điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 1M và KCl 0,4M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I = 5A, sau thời gian 2702 giây thì dừng điện phân, thu được dung dịch X có khối lượng giảm 7,25 gam so với ban đầu. Cho 10,0 gam bột Fe vào X, kết thúc phản ứng thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam rắn không tan. Biết các khí sinh ra không tan trong dung dịch và hiệu suất quá trình điện phân đạt 100%. Giá trị m là
A. 8,67. B. 8,96. C. 6.89. D. 7,68.
Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở, thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Val. Cấu tạo của X là
A. Gly-Ala-Gly-Gly-Val. B. Ala-Gly-Gly-Val-Gly.
C. Gly-Gly-Val-Gly-Ala. D. Gly-Gly-Ala-Gly-Val.
Cho các phát biểu sau: (a) Ở điều kiện thường, các amino axit đều là các chất rắn kết tinh. (b) Glucozơ và saccarozơ đều cho được phản ứng tráng gương. (c) H2NCH2CONHCH2CH2COOH là một đipeptit. (d) Nhỏ dung dịch iốt vào dung dịch hồ tinh bột xuất hiện màu xanh tím. (e) Tơ visco là một loại polime nhân tạo. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. (b) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng. (c) Đốt cháy Ag2S trong oxi dư. (d) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ. (e) Nung nóng hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 trong điều kiện không có không khí. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Hỗn hợp T gồm axit cacboxylic X (CnH2nO2) và este Y (CmH2m-2O2). Cho a gam T tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, chưng chất dung dịch sau phản ứng thu được ancol etylic và (a + 5,08) gam hỗn hợp gồm hai muối. Đốt cháy hoàn toàn a gam T bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 24,64 gam CO2 và 8,46 gam H2O. Cho các nhận định sau: (a) Giá trị của a là 14,06 gam. (b) X cho được phản ứng tráng bạc. (c) Tổng số đồng phân cấu tạo của Y là 2. (d) Tổng số nguyên tử hiđro trong hai phân tử X, Y là 12. Số nhận định đúng là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Hỗn hợp T gồm hai peptit X, Y (MX < MY) mạch hở hơn kém nhau một liên kết peptit. Đun nóng m gam T cần dùng tối đa dung dịch chứa 10,8 gam NaOH, thu được dung dịch Z gồm ba muối của gyxin, alanin và valin. Cho dung dịch HCl dư vào Z, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được (2m + 9,84) gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam T cần dùng 0,7875 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Cho các nhận định sau: (a) X, Y đều cho được phản ứng màu biure. (b) Tỉ lệ mắt xích glyxin và alanin trong X là 1 : 1. (c) Tổng số nguyên tử hiđro trong hai phân tử X, Y là 27. (d) Giá trị của m là 18,87 gam. Số nhận định đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Từ FeS2, NaCl, O2, H2O. Viết các phương trình phản ứng điều chế: Fe2(SO4)3, Na2SO4, nước javen, Na2SO3, Fe(OH)3
Khi cho metyl axetilen tác dụng với dung dịch HCl. Số sản phẩm tối đa thu được là: (không tính đồng phân hình học)
Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm ankin X và một hiđrocacbon Y cần dùng 2,25 lít khí O2 sinh ra 1,5 lít khí CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tìm công thức phân tử của X và Y?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến